Mô hình Lean là gì và tại sao các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng chưa tốt

lean

Mô hình LEAN là gì? Làm thế nào để phát hiện được lãng phí trong LEAN? Và cách thức áp dụng mô hình LEAN (mô hình sản xuất tinh gọn) trong doanh nghiệp một cách hiệu quả? Tìm hiểu ngay cùng SEMTEK nhé!

Tìm hiểu Lean là gì?

Lean là một từ tiếng Anh được viết tắt bởi cụm từ Lean Manufacturing có nghĩa là sản xuất tinh gọn hay là sản xuất tiết kiệm. Đây là phương pháp đang được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp sản xuất để giúp họ có thể giảm bớt chi phí bất hợp lý trong doanh nghiệp.

Lãng phí là những thứ chiếm thời gian, nguồn lực hay là không gian nhưng lại không tăng thêm giá trị cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà cần phải có những giải pháp để loại bỏ triệt để vấn đề này và giải pháp đó chính là lean.

lean

Mặc dù lean là một giải pháp liên quan trực tiếp đến các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tuy nhiên thực tế cho thấy rằng lean còn có thể áp dụng được trong rất nhiều các lĩnh vực hoạt động khác của đời sống.

Mục tiêu của Lean trong doanh nghiệp

Lean chính là giải pháp hữu hiệu dành cho các doanh nghiệp, vậy thì mục tiêu của nó trong doanh nghiệp là gì mời các bạn tiếp tục theo dõi:

Lean làm giảm thời gian chuẩn bị sản xuất: Đây là mục tiêu giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa về thời gian không cần thiết để tạo ra sản phẩm bao gồm giảm thời gian chu kỳ của một sản phẩm, giảm thời gian chờ đợi giữa các công đoạn với nhau cũng như thời gian chuyển đổi mẫu mã,… giảm được tất cả những thời gian này thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tăng được năng suất làm việc hiệu quả hơn.

lean

Nên chọn cách trao đổi thông tin với khách hàng và đối tác bằng mạng internet để giảm thời gian đi lại gặp mặt.

Thiết kế những sản phẩm thông dụng mà có thành phần đơn giản.

Lợi ích của Lean

Lean là một giải pháp hữu hiệu được doanh nghiệp đánh giá cao, vậy thì nó cơ lợi ích gì trong việc phát triển của doanh nghiệp:

1. Cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Chính nhờ sự loại bỏ những lãng phí không cần thiết tồn tại trong doanh nghiệp, cho nên dẫn đến việc năng suất và chất lượng sản phẩm cũng được tăng lên rõ rệt.

Mỗi nhân viên trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra sản phẩm sẽ nhận thức được đúng ý nghĩa của công việc mình làm là gì và mục tiêu số lượng và chất lượng như thế nào để có những hành vi thwucj hiện đúng theo quy định.

2. Rút ngắn thời gian sản xuất

Việc rút ngắn thời gian sản xuất theo chu kỳ của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ được những khoản thời gian chờ đợi không cần thiết, gia tăng được sản phẩm rất nhiều. Nhờ có phương pháp này doanh nghiệp sẽ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về số lượng sản phẩm có thể trong thời gian ngắn.

3. Giảm thiếu những lãng phí xuất hiện trong doanh nghiệp

Việc bỏ thời gian chờ đợi tại các giai đoạn sản xuất là những lãng phí vô cùng lớn của doanh nghiệp. Những khoảng thời gian lãng phí ấy sẽ khiến cho doanh nghiệp giảm năng suất sản xuất một cách đáng kể dẫn đến các chi phí khác cũng tăng lên. Ngoài ra còn nhiều điều gây lãng phí cho doanh nghiệp khác nữa chẳng hạn như là nhân sự, nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ dùng cho việc sản xuất sản phẩm đang dư so với định mức cho phép của chúng,…

Tất cả những điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp giảm năng suất tạo ra sản phẩm, khiến cho giá vốn hàng hoá có thể bị tăng lên và như vậy sẽ giảm sự cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có sự điều chỉnh hợp lý những nguồn chi phí bỏ ra để có được hiệu quả tốt nhất.

lean

4. Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị và mặt bằng

Việc áp dụng phương pháp lean vào trong doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sử dụng mặt bằng và thiết bị. Các mặt bằng sử dụng không hợp lý sẽ gây cho doanh nghiệp một khoản lãng phí rất lớn và nó cũng sẽ được phân bổ để tính vào giá thành của sản phẩm. Nếu như mức chi phí này quá cao cũng sẽ khiến giá vốn hàng hoá bị tăng lên, đây là điều doanh nghiệp không hề mong muốn xảy ra và nó có thể làm giảm việc tiêu thụ hàng hoá một cách đáng kể.

Sử dụng các máy móc hoặc thiết bị sản xuất cũng ảnh hưởng không hề nhỏ cho doanh nghiệp, chúng làm chiếm diện tích không gian trong nhà xưởng, tiêu thụ nguyên liệu điện mà không hề làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm.

Nguyên tắc áp dụng Lean vào doanh nghiệp

Để áp dụng phương pháp Lean thành công trong doanh nghiệp, đương nhiên không thể sử dụng một cách tuỳ ý được, cần phải tuân thủ theo nguyên tắc nhất định để có được kết quả tốt nhất. Vậy hãy xem nguyên tắc đó là gì:

1. Nhận diện các lãng phí

Trước khi bắt đầu thực hiện lean, doanh nghiệp cần phải xác định được các lãng phí đang tồn tại đối với doanh nghiệp của mình là gì, sau đó xem xét và giảm thiểu ở mức tối đa sử dụng những chi phí không cần thiết. Cụ thể là xem xét tất cả các khâu sản xuất từ khâu bắt đầu cho đến khâu đóng gói thành phẩm xem có những giai đoạn nào đang bị đầu tư quá giới hạn cần thiết cần phải cắt giảm ngay để loại trừ những khoản chi phí làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.

2. Các quá trình tiêu chuẩn

Toàn bộ mọi hoạt động đều cần phải được làm theo kế hoạch và được xây dựng tiêu chuẩn rõ ràng, chi tiết bao gồm nội dung, trình tự hay thời gian thực hiện dành cho công nhân viên thực hiện.

3. Nguyên tắc 3: Dòng chảy liên tục

Tất cả mọi hoạt động trong doanh nghiệp cần phải được diễn ra một cách liên tục tránh trường hợp ứ đọng một quá trình nào đó dẫn đến làm ảnh hưởng của toàn bộ dây chuyền sản xuất. Mỗi khi tình trạng này xảy ra là doanh nghiệp sẽ tốn kém một khoản chi phí đáng kể và tất cả những khoản chi phí đó đều được tính vào để xác định giá thành của sản phẩm.

4. Cơ chế “kéo” trong sản xuất

Cơ chế này hướng đến việc chỉ sản xuất đối với những đơn đặt hàng khi có yêu cầu của khách hàng. Mỗi công đoạn sản xuất chỉ được thực hiện khi có sự yêu cầu của công đoạn sau, vì vậy khi thực hiện nguyên tắc này doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được đáng kể số lượng hàng tồn kho.

5. Chất lượng trong quá trình

Lean đang theo đuổi một nguyên tắc đó chính là đưa kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm trở thành một trong những công đoạn của hoạt động sản xuất, như vậy sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện ra sai phạm và có biện pháp kịp thời xử lý những sai phạm đó.

6. Cải tiến liên tục

Việc liên tục phát hiện những sai phạm gây lãng phí không cần thiết cho doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu của Lean, tất cả những lãng phí này được loại bỏ và cải tiến liên tục trong quá trình sản xuất để đem lại kết quả cao hơn trong doanh nghiệp.

Vì sao các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng Lean chưa hiệu quả?

Một lý do duy nhất đó chính là do doanh nghiệp chưa hiểu đúng về Lean. Bất cứ ngành nghề nào thì những chi phí tiềm ẩn, chi phí phát sinh luôn là điều lo ngại và nó gây tốn kém đáng kể làm tăng chi phí cho sản xuất.

Không giống như nước ngoài khi khoản chi phí này của họ được tính ra chỉ là 20-25% thì ở Việt Nam con số này lại chiếm đến 40% tổng doanh thu. Có rất nhiều chủ doanh nghiệp hiểu lầm Lean là tinh gọn có nghĩa là cắt giảm mọi thứ để trở thành đơn giản trong đó gồm có việc cắt giảm nhân sự. Thực tế thì lại không phải như vậy.

Do vậy để áp dụng Lean thành công thì trước tiên doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về phương pháp này và có những tư duy đúng đắn để duy trì nó một cách hiệu quả.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những kiến thức chia sẻ về phương pháp Lean được áp dụng trong doanh nghiệp. Với những chia sẻ này của mình, tôi mong rằng các bạn có thể hiểu Lean là gì và chúng có ý nghĩa như thế nào trong doanh nghiệp. Cảm ơn vì đã đón đọc bài viết của SEMTEK.

Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!

SEMTEK Co,.LTD

🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285

Tìm kiếm liên quan

  • Lean là viết tắt của từ gì
  • Lean Tiếng Anh là gì
  • Lean nghĩa là gì
  • Lean meaning

Nội dung liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *