Khái niệm các loại hosting và nơi mua hosting uy tín?

mua hosting

Để bắt đầu làm website bằng WordPress, hosting là thứ mà bạn bắt buộc phải có. Nó là 1 nơi để lưu trữ dữ liệu website của bạn & giúp bạn quản lý chúng tốt hơn.

Sao phải trả phí, tôi thấy có những hosting miễn phí cơ mả ?

Vâng, đúng là có những hosting miễn phí. Tuy nhiên câu nói “you get what you pay for” không bao giờ là sai trong trường hợp này.

Với mình, hosting miễn phí chỉ áp dụng khi bạn tạo web cho vui, hoặc mục đích phi lợi nhuận nào đó, không hề có cạnh tranh thương mại.

Còn khi đã kiếm tiền online, hay làm website kinh doanh, mở dịch vụ,… thì bạn luôn phải có những lựa chọn tốt hơn.

Bởi lẽ, bạn không thể cạnh tranh lại các đối thủ khác khi website của bạn bị giới hạn đủ thứ, trong khi website đối thủ toàn được trang bị những “vũ khí tối tân”.

GỢI Ý

Ưu đãi Special 2.0 có thể giúp bạn dễ dàng bắt đầu hoặc có nhiều kết quả hơn với kiếm tiền online hoặc kinh doanh online.

Tìm hiểu thêm tại đây
Nhưng không hẳn hosting trả phí nào cũng chất lượng. Trên thị trường, có hàng ngàn công ty cung cấp giải pháp hosting, máy chủ khác nhau.

Cũng như những mặt hàng khác ngoài đời, không thiếu những nhà cung cấp hosting bán ra cho khách hàng những máy chủ kém chất lượng với sự hỗ trợ “thà không có còn hơn”.

Và nếu bạn không biết cách chọn, có thể bạn sẽ phải sớm di chuyển website sang 1 hosting khác.

Ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ các nhà cung cấp hosting uy tín mà bạn có thể lựa chọn để phát triển 1 trang web. Tùy vào từng mục đích và hoàn cảnh bạn có thể chọn 1 trong 3 nhé.

Mở đầu: Vì sao mua hosting quốc tế ?
Mua hosting ở nước ngoài cần tài khoản gì ?
1. Hawk Host – Share host có hỗ trợ server châu Á ($28/năm)
2. A2hosting– Chất lượng ổn định & tin cậy ($62/năm)
3. WPX WordPress Hosting – Tiền nào của nấy ($25/tháng)
Vultr – Lựa chọn thay thế shared hosting.
Mở đầu: Vì sao mua hosting quốc tế ?
Khi lên các diễn đàn, blog, group về WordPress. Bạn thấy rất nhiều người dùng hosting quốc tế chứ không ở Việt Nam.

Vì sao chúng ta đang ở Việt Nam lại không mua hosting có máy chủ đặt ở Việt Nam để mang lại tốc độ tốt nhất ?

Cái gì cũng có nguyên căn của nó, không phải tự nhiên mà phần lớn tất cả các blogger Việt Nam có kinh nghiệm về WordPress lại khuyên chọn hosting quốc tế như hiện nay.

Hãy thử check IP những blogger nổi tiếng mà bạn biết thử xem máy chủ của họ có nằm ở Việt Nam hay không nhé. Tỉ lệ cao sẽ nằm ở Singapore, Hồng kông hoặc Tokyo.

Có 2 nguyên nhân chính:

Nguyên nhất cốt lõi là phản hồi từ những người đã dùng qua host Việt Nam cảm thấy dịch vụ khách hàng quá tệ.
Khi dùng hosting quốc tế, mỗi lần bạn gặp trục trặc thì phải dùng tiếng Anh để nhờ họ giải quyết, tuy nhiên họ chăm sóc khác hàng rất nhanh chóng. Trong khi đó chất lượng chăm sóc khách hàng ở các công ty máy chủ Việt Nam nhận rất nhiều phàn nàn.

Mua Hosting ở Việt Nam đắt hơn & ít có các chương trình khuyến mãi tốt.

Còn về tốc độ, hiện các máy chủ quốc tế đều có máy chủ đặt tại Singapore, Tokyo, Hồng Kông mang lại tốc độ rất tốt khi truy cập ở Việt Nam, không hề thua kém các máy chủ ở Việt Nam.

Nên điều này đã không còn là mối e ngại hay là tiêu chí để ra quyết định khi mua hosting của những người làm web nữa.

Và với mình làm làm MMO, còn 1 lý do cá nhân khác.

Khi mình làm website, blog để kiếm tiền với affiliate marketing, CPA. Có khá nhiều thủ thuật của mình trong đó.

Mình hoàn toàn không yên tâm chút nào khi để toàn bộ dữ liệu của mình ở 1 máy chủ đặt ở Việt Nam, các quản trị viên của nhà cung cấp host đó hoàn toàn biết được website của mình & biết mình đang làm những gì, đây là điều khá nhạy cảm, họ hoàn toàn có thể bắt chước cách mình làm.

Còn khi đặt ở các dịch vụ quốc tế, các website như mình chỉ là dạng “hạt cát giữa sa mạc”, hoàn toàn không bị để ý và mang cho mình cảm giác yên tâm.

Mua hosting ở nước ngoài cần tài khoản gì ?

Mua hosting nước ngoài có nghĩa bạn cần 1 giải pháp thanh toán quốc tế để có thể trả tiền cho họ ngay lập tức, thẻ VISA và Paypal sẽ hướng dẫn bạn thực hiện việc này.

Hướng dẫn đăng ký Paypal và verify VISA
Các nhà cung cấp hosting mình chuẩn bị dưới đây 100% đều có cổng thanh toán VISA & Paypal.

Nếu như bạn làm việc online mà chưa có 2 thứ này thì hãy theo hướng dẫn trên để làm 1 chiếc thẻ VISA, nạp tiền vào và đổi mã PIN (đổi mã PIN xong thẻ mới active và sử dụng được nhé), rồi về nhà verify Paypal.

Bây giờ, mình sẽ chia sẻ cho bạn danh sách top những hostign tốt & được ưa chuộng nhất hiện nay:

1. Hawk Host – Share host có hỗ trợ server châu Á ($28/năm)
Link hosting: Hawkhost.com
Giá: $28/năm khi đã apply code giảm giá
Tặng kèm tên miền: Không
Cpanel: Có
Server châu Á: Có hỗ trợ
Lấy code tại:
Khá nhiều bạn ở Việt Nam đang sử dụng hosting của Hawk Host. Đây cũng là hosting được khuyến nghị bởi nhiều blogger lớn trong nước.

Sở dĩ những người làm website trong nước chọn Hawk Host nhiều vì họ có cả location ở Hong Kong lẫn Singapore, cho tốc độ về Việt Nam cực kỳ nhanh. Đặc biệt, location Hong Kong ít bị ảnh hưởng từ những đợt đứt cáp quang.

Đặc biệt Hawkhost cho phép bạn đổi qua lại 2 vị trí này kể cả sau khi mua, vị trí nào mà bạn cảm thấy hài lòng thì bạn để nguyên, nếu cảm thấy vẫn chậm thì có thể nhờ hỗ trợ viên đổi cho bạn.

Hosting tại Hawkhost còn được hỗ trợ addon tối ưu tốc độ (chức năng cache của hệ thống sử dụng bộ nhớ RAM tăng tốc độ RAM). Ngay ở cPanel có tích hợp ứng dụng backup tự động hàng ngày (R1Soft Backup) giúp bạn dễ dàng khôi phục dữ liệu trong trường hợp không mong muốn.

Hawk host là 1 nhà cung cấp hosting có server đặt ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có những quốc gia mà giúp tốc độ tải trang ở Việt Nam rất tốt là Singapore, Hồng Kong và Los Angeles.

2. Các loại Hosting phổ biến hiện nay Web hosting được phân chia thành rất nhiều loại tuỳ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên, có 4 loại phổ biến sau đây: 1. Free Hosting Free Hosting là dịch vụ cho phép bạn đăng ký sử dụng một gói host miễn phí. Bạn không phải bỏ ra bất cứ chi phí nào để được sử dụng nó. Thường thì Free Hosting được sử dụng bởi những người bắt đầu làm quen với website hoặc bị hạn chế về tài chính. Cá nhân mình khi mới bắt đầu cũng sử dụng Free Hosting của Google trên nền tảng Blogger và WordPress.com cho nền tảng WordPress. Ưu điểm là bạn có thể dễ dàng đăng ký free hosting và dung lượng dữ liệu, tốc độ truy cập là rất tốt. Điểm hạn chế là bạn sẽ phải sử dụng tên miền của nhà cung cấp (yoursite.example.com) hoặc một thư mục (www.example.com/ ~ Yourname). Và một khi thương hiệu blog/ website của bạn phát triển với lượng dữ liệu lớn, bạn muốn sở hữu riêng đồng thời nếu dùng free sẽ rất ít hỗ trợ về lập trình, tùy biến cũng như công cụ SEO. Nếu bạn muốn sử dụng tên miền riêng, bạn cần bỏ ra chi phí để mua tên miền và trỏ tên miền tới hosting. Về lâu dài, mình khuyên bạn không nên sử dụng free hosting vì giá hosting cũng không quá đắt đỏ. 2. Shared Hosting Shared Hosting là các gói host sử dụng chung một nguồn tài nguyên trên máy chủ như: RAM, CPU, Dung lượng đĩa, Băng thông… Chúng đều nằm chung trên một máy chủ vật lý. Hãy hình dung nhà cung cấp hosting có một máy chủ đặt tại datacenter, họ sẽ chia nhỏ tài nguyên của máy chủ này thành 5, 10,.. thậm chí đến 50, 100 phần nhỏ và cho khách hàng thuê các phần nhỏ đó. Shared Hosting phù hợp cho các website nhỏ, có lượng truy cập thấp, tài nguyên sử dụng không nhiều. Vì thế giá thuê thường rất rẻ, trung bình khoảng 2-20$/tháng tuỳ theo cấu hình. Blog Tự Học MMO hiện nay đang sử dụng gói Shared Hosting của AZdigi. 3. Virtual Private Server (VPS) VPS – máy chủ riêng ảo, máy chủ ảo cá nhân, cũng có chức năng như shared host, nó cũng nằm trên một server vật lý. Điểm khác là nó được cấp một lượng tài nguyên nhất định để sử dụng độc lập và không bị ảnh hưởng bởi các website khác trên cùng một server. Nhà cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ ảo hoá (thông dụng nhất hiện nay là Xen) chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Trên mỗi máy chủ ảo, được cài đặt OS như một máy chủ thật và cho khách hàng thuê. Đây là một lựa chọn đứng giữa Shared Hosting và Dedicated Server. 4. Dedicated Server Dedicated Server – máy chủ riêng, nghĩa là bạn thuê cả một máy chủ riêng được đặt trong hệ thống. Cách sử dụng có thể gọi là gần giống như VPS nhưng bạn sẽ có nhiều quyền hạn hơn, tài nguyên dồi dào hơn, bảo mật tốt hơn. Sau khi cài đặt hoàn tất theo yêu cầu trong hợp đồng, nhà cung cấp sẽ gửi cho khách hàng thông tin đăng nhập. Khách hàng có thể dùng chức năng quản trị từ xa kết nối vào máy chủ để sử dụng. Đây là loại hosting có giá thành đắt nhất trong các loại (tuỳ thuộc vào cấu hình máy chủ). 5. Cloud Hosting Cloud Hosting – hệ thống host sử dụng công nghệ điện toán đám mây – Cloud Computing nghĩa là một mạng nhiều máy chủ tập hợp lại thành một mạng đám mây và cho phép người dùng truy cập nó cùng thời điểm. Nói chính xác hơn, nghĩa là nhiều máy tính tập hợp lại và cung cấp tài nguyên cho người dùng. 3. Yêu cầu của Web Hosting a. Tốc độ Tính bằng khoảng thời gian từ lúc người dùng bắt đầu truy cập website đến khi trang web được hiển thị hoàn toàn, nội dung tải về hoàn tất. Thời gian lý tưởng cho hosting tốt là từ 3 – 5s. Tốc độ là yếu tố quyết định khi bạn muốn giữ chân độc giả. Chính vì thế, một số yêu cầu về máy chủ như sau: Máy chủ phải có cấu hình đủ lớn để đảm bảo tốc độ xử lý thông suốt. Máy chủ phải có khả năng đáp ứng được số lượng lớn người truy cập tới website. Phải có đường truyền kết nối tốc độ cao để đảm bảo không bị nghẽn mạch dữ liệu. Thông thường, nếu bạn sử dụng hosting nước ngoài, bạn nên chọn máy chủ đặt tại Singapore hoặc Nhật để có tốc độ nhanh nhất về Việt Nam. b. Dung lượng Dung lượng của web hosting là khoảng không gian bạn được phép lưu trữ dữ liệu của mình trên ổ cứng của máy chủ. Vì vậy, dữ liệu càng nhiều thì dung lượng hosting càng phải lớn. Web hosting phải có một dung lượng đủ lớn (một vài GB) để lưu giữ được đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh,… của website. c. Băng thông Băng thông của web hosting là lượng dữ liệu trao đổi giữa website của bạn với người sử dụng trong một tháng. Hosting phải có bandwidth (băng thông) đủ lớn để phục vụ các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website với người dùng. Nếu bạn tải lên website của mình một tệp tài liệu có kích thước là 1MB và có 100 khách hàng tải tệp tài liệu đó về thì bạn đã tiêu tốn tổng cộng 100MB băng thông. Do đó, bạn phải cân đối lượng khách truy cập để có lượng băng thông đủ dùng, nếu không chi phí phát sinh sẽ rất lớn. d. Khả năng chịu tải Có những gói hosting chịu tải rất tốt, cả nghìn người online cùng một lúc không sao. Nhưng cũng có những gói hosting vài chục người online đã báo lỗi không truy cập được. Để biết được khả năng chịu tải của hosting như thế nào thường do trải nghiệm của người dùng. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy tham khảo đánh giá, comment của những người đi trước. e. Hỗ trợ khách hàng Bạn nên lựa chọn hosting từ các nhà cung cấp uy tín, chất lượng tốt vì họ có đội ngũ support nhanh chóng và hiệu quả khi có sự cố xảy ra. f. Bảo mật Lỗi bảo mật thường thấy nhất ở các nhà cung cấp dịch vụ web hosting là nếu máy chủ đặt website có một tay chuyên dòm ngó thông tin của người khác nằm chung trên đó thì hắn có thể đọc toàn bộ thông tin website, kể cả mã nguồn. Hãy yêu cầu nhà cung cấp chắc chắn là thư mục dữ liệu chỉ có mình được xem hoặc có thể nhờ người có kinh nghiệm kiểm tra giúp. g. Giá cả Các nhà cung cấp hosting thường tung ra những chương trình khuyến mãi, mã giảm giá vì vậy bạn hãy tận dụng điều này để tiết kiệm chi phí. Bạn nên đăng ký hosting với thời hạn từ 1 năm trở lên, như vậy giá cũng sẽ giảm đi rất nhiều so với việc bạn thuê ngắn hạn 3 hoặc 6 tháng. 4. Thông số cơ bản của hosting Hệ điều hành (OS) của máy chủ: hiện tại có hai loại OS thông dụng là Linux và Windows. +)Hosting Linux: hỗ trợ ngôn ngữ lập trình PHP, Joomla, các mã nguồn mở… +)Hosting Windows: hỗ trợ ngôn ngữ lập trình ASP, ASP.Net, HTML… Dung lượng: Bộ nhớ lưu trữ cho phép bạn tải file lên host. Băng thông: Bandwidth là thông số chỉ dung lượng thông tin tối đa mà website được lưu chuyển qua lại mỗi tháng. PHP: Phiên bản php hỗ trợ. Max file: Số lượng file tối đa có thể upload lên host. RAM: Bộ nhớ đệm. Addon domain: Số lượng domain bạn có thể trỏ tới hosting. Subdomain: Số lượng tên miền phụ có thể tạo ra cho mỗi tên miền. Park domain: Số lượng tên miền có thể parking. Email accounts: Số lượng email đi kèm với hosting. FTP accounts: Số lượng FTP account bạn có thể tạo và dùng nó upload dữ liệu lên hosting. 5. Hỗ trợ khách hàng từ nhà cung cấp dịch vụ Đa phần các vấn đề thường xảy ra với website là do đến từ hosting. Do đó, khi lựa chọn đăng ký web hosting, bạn nên lựa chọn dịch vụ từ các nhà cung cấp uy tín, có đội ngũ chăm sóc khách hàng tốt cũng như có phản hồi chất lượng tốt. Nếu bạn không phải là một người quá rành về các kỹ thuật liên quan đến hosting thì nên chọn nhà cung cấp hosting có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt, và đa phần đó là nhà cung cấp host từ nước ngoài. Vì nếu có vấn đề gì đó xảy ra, không ai có thể giúp bạn ngoài nhà cung cấp quản lý hosting của bạn. Bạn chỉ có thể tự khắc phục được nếu như bạn sử dụng máy chủ riêng (Dedicated Server) hoặc máy chủ ảo riêng (Virtual Private Server). 6. Nên lựa chọn hosting nào cho website ? Shared Hosting là loại hosting phổ biến nhất và thường được dùng để làm host chính thức cho các website từ nhỏ tới trung bình. Nếu như website bạn phát triển vượt quá mức tài nguyên cho phép của các dịch vụ Shared Host thì giải pháp mà bạn cần hướng đến đó là các dịch vụ VPS. Dedicated Server và Cloud Hosting là một lựa chọn cao cấp dành cho các website lớn hoặc cần nhiều tài nguyên hơn cả VPS. Nếu thuê hosting dùng cho những website vừa và nhỏ hay các blog cá nhân thì người ta sẽ chọn Shared Hosting. VPS, Server và Cloud Hosting thường chỉ dùng cho những website lớn, có lượng truy cập lớn bởi giá dịch vụ của nó rất cao, có thể lên đến vài triệu mỗi tháng. Có nên lựa chọn hosting miễn phí ? Hosting miễn phí thường sẽ được những người mới tìm hiểu làm web chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc chưa có kinh phí thuê host riêng sử dụng. Chính vì miễn phí nên hosting miễn phí có rất nhiều điểm hạn chế. Đa phần chúng không hỗ trợ thêm tên miền (domain) riêng. Tài nguyên được phép sử dụng rất thấp, tốc độ chậm, bảo mật cực kỳ kém. Nhiều nhà cung cấp bắt bạn phải đặt quảng cáo lên website, cấu hình phần mềm lỗi thời, đa phần đều dễ gặp lỗi khi cài WordPress… Vậy nên, khi bạn bắt đầu một website, mình khuyên bạn hãy chọn Shared Hosting trả phí. Thường thì người ta sẽ không gọi là shared hosting mà chỉ gọi ngắn gọn là host mà thôi. Về hệ điều hành thì bạn chọn Linux hosting hoặc WordPress hosting nếu dùng cho WordPress. 7. Các câu hỏi cần thiết khi chọn mua hosting Việc lựa chọn mua hosting cho website là một công việc rất quan trọng. Đó là lí do tại sao bài viết hướng dẫn chọn mua hosting của mình ra đời. Trước khi bạn mua hosting, hãy lưu ý: Thời gian bảo hành là bao nhiêu ? (Chỉ cần nhỏ hơn 99.9% là bạn có quyền loại ngay) Bạn mong muốn máy chủ (server) đặt ở đâu ? Chính sách hỗ trợ khách hàng mà nhà cung cấp đem lại ? Chỉ qua online ? Phone ? Email ? v.v..? Hỗ trợ các cài đặt, set up có bị mất phí không ? Khả năng tài chính cũng như kế hoạch thanh toán của bạn như nào ? Ví dụ: nếu bạn muốn đăng ký gói 2 năm, bạn thích trả full một lần hay trả từng đợt ? Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đến tài chính khi bạn gia hạn các lần tiếp theo. Mình thấy nhiều bạn dừng hosting vì chi phí gia hạn cao quá. Cân nhắc về điều khoản hợp đồng cũng như thủ tục gia hạn ? Hãy nhớ rằng, thường thì giá mua hosting cho lần đầu sẽ được giảm giá từ nhà cung cấp. Giá gia hạn sau sẽ cao hơn so với giá bạn mua lần đầu. Bạn có tính tới khả năng mở rộng dung lượng/ băng thông ? Ví dụ, bạn bắt đầu với gói Shared hosting, liệu sau đấy bạn có kế hoạch mở rộng băng thông, dung lượng của host ? Kiểm tra nhà cung cấp hosting là original hay chỉ là đại lý services re-seller ? Các biện pháp bảo mật và các giao thức backup dữ liệu có tốt không, đáng tin cậy không ? Nhà cung cấp hosting đã tham gia kinh doanh hosting bao lâu rồi ? Thường thì mình thấy đa phần các nhà cung cấp hosting tốt nhất hiện nay đều có uy tin cao và đã tham gia cung cấp hosting từ rất lâu. Khi muốn hủy hợp đồng, nhà cung cấp yêu cầu gì từ bạn ? Bạn có được sử dụng phiên bản free-trial không ? Thông thường bất kì nhà cung cấp nào cũng sẽ offer một gói dùng thử tối thiểu 30 ngày. Chính sách hoàn trả (refund) trong giai đoạn dùng thử ? Hầu hết các bản dùng thử không hoàn toàn miễn phí 100% mà bạn sẽ phải trả phí sử dụng. Bạn cũng sẽ được hoàn lại tiền nếu như bạn cảm thấy không hài lòng từ dịch vụ. Quá trình cài đặt hosting có khó khăn hay dễ dàng thuận tiện cho bạn sử dụng ? Trung tâm hỗ trợ của nhà cung cấp nằm ở đâu ? Có gần nơi bạn sinh sống không ? Chính sách của nhà cung cấp là gì nếu bạn cần thay đổi cấu hình hosting của mình ? Ví dụ, bạn muốn nâng cấp gói Shared hosting lên Dedicated hoặc VPS liệu có thể ? Nếu có gì xảy ra với website của bạn, chính sách bảo hành có thỏa đáng ? Dữ liệu của bạn có thể khôi phục hoàn toàn ? Có bất kì phàn nàn/ comments gì từ khách hàng đến dịch vụ hosting này trước đấy không ? Chính sách riêng tư và bảo mật dữ liệu thông tin cá nhân của người dùng thế nào ? Lời kết Hosting là yếu tố rất quan trọng để xây dựng và phát triển thành công website của bạn theo hướng lâu dài. Mình khuyên bạn nên lựa chọn hosting từ những nhà cung cấp uy tín trên thế giới như: StableHost, HawkHost, DreamHost, AZdigi…

Nguồn bài viết:

Cẩm nang mua hosting cho wordpress

Trong thời gian vừa qua, mình có nhận được rất nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề bối rối trước những câu hỏi trước khi mua hosting, VPS hoặc Dedicated Server. Thật sự mà nói, hiện nay chưa có tài liệu tiếng Việt nào để giải thích rõ những vấn đề cần biết cho những người cần tham khảo trước khi bỏ tiền ra thuê host.

Để phục vụ nhu cầu giải đáp cho các độc giả hiện tại và sau này, mình đã soạn ra được một cẩm nang ngắn để cho các bạn đọc trước khi tiến hành mua host. Tại bài này, mình sẽ nêu ra toàn bộ những vấn đề lưu ý khi chọn mua host dựa theo những gì mình biết được.

I. Host là gì, tại sao phải thuê?
1.1) Host là gì?
Host trong tiếng Anh dịch ra có rất nhiều nghĩa, trong đó nghĩa dành cho nghành công nghệ thông tin là máy chủ. Host nghĩa là một máy tính có cấu hình rất mạnh, được đặt tại một vị trí chuyên biệt dành cho máy chủ (Datacenter), được kết nối đường truyền internet tốc độ cao để phân tán dữ liệu lên môi trường internet bằng cách cho phép người dùng tải dữ liệu hoặc gửi dữ liệu lên.

Bên trong một DatacenterBên trong một Datacenter
Trong WordPress, mã nguồn của họ sử dụng ngôn ngữ server-side PHP (nghĩa là được biên dịch và xử lý bởi môi trường server) và hệ quản trị cơ sở dữ liệu (database) MySQL nên bạn cần có một cái host có hỗ trợ chương trình biên dịch và xử lý PHP, đồng thời có cài MySQL Client để xử lý truy vấn trong database.

Nói nôm na rằng, nếu bạn sử dụng WordPress.Org thì bạn cần phải có một cái host thì bạn mới chạy nó được. Từ đó bạn mới có thể đưa website của mình lên internet.

1.2) Sự liên quan giữa Host và Domain (tên miền)
Trong bài này mình không nói nhiều về domain nhưng khi nhắc qua host mình cũng nên nói qua nó một chút để nếu bạn nào còn thắc mắc thì có mà đọc. Các khái niệm về domain thì mình đã có giải thích tại đây nên bạn chịu khó vào đọc nhé.

1.3) Thuê host hay là mua host?
Cái này chỉ là vấn đề nhỏ thôi nhưng việc biết nó cũng ít nhiều gì cũng có ích.

Nếu nói về host, thì bạn có thể gọi là mua host hoặc thuê host gì cũng được, nhưng chính xác nhất thì là thuê host. Sở dĩ chúng ta gọi là thuê bởi vì bạn phải trả tiền sử dụng theo hàng tháng vì chi phí cho các thứ như mạng, cơ sở hạ tầng của datacenter, tủ rack đựng máy chủ, máy chủ vật lý đều là của họ.

II. Host Việt Nam và Host Nước Ngoài
2.1) Host Việt Nam là như thế nào?
Datacenter của Viettel IDC Sóng Thần – Bình DươngDatacenter của Viettel IDC Sóng Thần – Bình Dương
Host Việt Nam không phải hoàn toàn là nhà cung cấp đó tại Việt Nam, mà một yếu tố nữa đó là các máy chủ được đặt tại một (hoặc nhiều) datacenter tại Việt Nam.

Theo mình biết thì Việt Nam ta đang có khoảng 5 datacenter trên cả nước. Trong đó 1 datacenter tại Bình Dương và 4 datacenter tại Hà Nội, cụ thể:

IDC Viettel Datacenter (Bình Dương)
FPT Datacenter (Hà Nội)
GDS Hà Nội – Thăng Long
Hanel – CSF Datacenter (Hà Nội)
Telehouse International Vietnam (Hà Nội)
Ưu điểm của Host Việt Nam

Tốc độ truy cập trong nước rất nhanh vì sử dụng chung một hạ tầng, băng thông nội bộ và khoảng cách địa lý từ người dùng đến datacenter thấp.
Dễ mua, dễ thanh toán.
Dễ yêu cầu hỗ trợ.
Không bất đồng ngôn ngữ.
Nhược điểm của Host Việt Nam

Giá hơi cao do mặt bằng băng thông cao so với Châu Âu hay Mỹ.
Gây cản trở khi truy cập từ nước ngoài nếu có đứt cáp.
Một số dịch vụ Hosting hỗ trợ sau bán hàng không được tốt.
Nếu bạn cần sử dụng dịch vụ Hosting tại Việt Nam, hãy thử WordPress Hosting tại AZDIGI của mình thử nhé ?

2.2) Host Nước Ngoài là như thế nào?
Bên trong một Datacenter tại Dallas, Texas. MỹBên trong một Datacenter tại Dallas, Texas. Mỹ
Ngắn gọn là các nhà cung cấp host này có trụ sở và máy chủ không đặt tại Việt Nam. Hiện nay một số nơi đặt datacenter thông dụng nhất trên thế giới cho các dịch vụ hosting là:

Dallas, Texas, Mỹ.
Amsterdam, Hà Lan.
Michigan, Mỹ.
Singapore
London, Anh.
Stockholm, Thụy Điển.
Berlin, Đức.
Đó chỉ là nơi đặt server, còn trụ sở datacenter thì hiện nay rất nhiều nhà cung cấp đều có một datacenter riêng của họ chứ ít khi thuê của ai.

Ưu điểm của host nước ngoài

Tác phong phục vụ chuyên nghiệp.
Nhiều chương trình khuyến mãi do độ cạnh tranh cao.
Tốc độ truyền tải đi toàn cầu rất tốt. Ở Việt Nam nếu ping sang host nước ngoài thì chỉ khoảng từ 250 đến 300ms. Nhưng ở nước ngoài ping về VN thì ít nhất là 450ms.
Nhược điểm của host nước ngoài

Bất đồng ngôn ngữ.
Khó khăn khi mua và thanh toán. Khi mua họ cần phải chứng thực qua CMND hoặc gọi điện. Và bạn chỉ có thể thanh toán qua Credit Card (Visa/Mastercard) hoặc PayPal.
Số lượng quá nhiều khó chọn.
Nhiều chỗ không chào đón người Việt cho lắm.
Còn các nhà cung cấp host nước ngoài tiêu biểu thì mình đã liệt kê ở phần dưới theo từng chủng loại, bạn có thể mua ở các nhà cung cấp đó vì họ đều là các nhà cung cấp có uy tín.

III. Các loại host thông dụng
Về khái niệm chung thì host để chạy WordPress chia ra 6 loại như sau:

3.1) Free Hosting – Host miễn phí
Host miễn phí nghĩa là một dịch vụ cho phép bạn đăng ký một gói host với chi phí bằng không, thường được những người mới tìm hiểu làm web hoặc chưa có kinh phí thuê host riêng tìm kiếm.

Ưu điểm của host miễn phí

Ưu điểm duy nhất là bạn có một host riêng trên môi trường internet hoàn toàn miễn phí, không mất tiền thuê hàng tháng để làm website.

Nhược điểm của host miễn phí

Host miễn phí chứa rất nhiều nhược điểm, tiền nào thì của nấy. Thường thì nó chứa các nhược điểm như:

Đa phần không hỗ trợ thêm domain riêng.
Tài nguyên được phép sử dụng rất thấp.
Tốc độ chậm.
Bảo mật cực kỳ kém.
Nhiều nhà cung cấp bắt bạn phải treo quảng cáo lên website.
Cấu hình phần mềm lỗi thời, đa phần đều dễ gặp lỗi khi cài WordPress.
Xem thêm: Danh sách các host miễn phí tiêu biểu

3.2) Shared Hosting – Host sử dụng chung tài nguyên
Shared Host không phải là hosting do người khác share (chia sẻ) miễn phí với bạn, mà shared hosting nghĩa là các gói host (bao gồm miễn phí và trả phí) được sử dụng chung một nguồn tài nguyên trên máy chủ như RAM, CPU, Dung lượng đĩa, Băng thông,…Và dĩ nhiên, các gói shared hosting đều nằm trên chung một máy chủ vật lý.

Mô hình so sánh giữa VPS và Shared HostMô hình so sánh giữa VPS và Shared Host
Đây là loại host phổ biến nhất và thường được dùng để làm host chính thức cho các website từ nhỏ tới trung bình. Nếu bạn vào blog Thachpham.com và thấy các bài như nói về A2Hosting, AZDIGI, StableHost thì đó là các dịch vụ shared hosting. Thường thì ở đây người ta sẽ không gọi là shared hosting mà chỉ gọi ngắn gọn là host mà thôi. Nếu bạn là người mới xây dựng website thì sẽ dùng loại này.

Ưu điểm của Shared Host

Dễ sử dụng vì luôn có control panel (bảng điều khiển) riêng. Ai cũng có thể sử dụng được, làm quen chỉ mất vài giờ là xong.
Được kỹ thuật viên hỗ trợ kỹ thuật khi có sự cố, lỗi.
Rẻ, thường có giá dao động từ $2 cho đến $12/tháng.
Có thể cài nhiều website lên một gói Shared Host.
Có cài các phần mềm cần thiết để chạy website. Bạn chỉ cần mua Shared Host về rồi vào cài mã nguồn WordPress lên mà thôi. (xem thêm hướng dẫn)
Tốc độ cao nếu bạn mua shared host tại các nha cung cấp uy tín (Xem thêm 7 dịch vụ host tốt nhất cho WordPress giá từ rẻ đến cao).
Nhược điểm của Shared Host

Bị giới hạn tài nguyên sử dụng. Một số nhà cung cấp thì giới hạn CPU, một số nhà cung cấp thì giới hạn băng thông, dung lượng.
Bảo mật tương đối. Do là dùng chung một hệ thống server nên nếu các website khác trên server bị tấn công thì bạn ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.
Thi thoảng sẽ bị downtime (thời gian mất kết nối) khiến website không truy cập được.
Chỉ thích hợp với các website nhỏ và vừa (khoảng 0 đến 5000 lượt truy cập mỗi ngày).
Các dịch vụ Shared Host tiêu biểu

Xem danh sách tại đây.

Các bài tham khảo về Share Host

4 sự thật đau lòng của Shared Host.
Cách mua host nước ngoài (ví dụ là ở StableHost nhưng bạn có thể áp dụng với các trang khác).
3.3) Virtual Private Server (VPS) – Máy chủ ảo riêng
Nếu như website bạn phát triển vượt quá mức tài nguyên cho phép của các dịch vụ Shared Host thì giải pháp mà bạn cần hướng đến đó là các dịch vụ VPS.

SSH – Giao thức kết nối chính để quản trị VPSSSH – Giao thức kết nối chính để quản trị VPS
VPS thì cũng có chức năng như host thôi (vì nó cũng nằm trên một server vật lý mà) nhưng cái khác là nó được cấp một lượng tài nguyên nhất định để sử dụng độc lập, không ảnh hưởng bởi các website khác trên cùng một server.

Ở Shared Host là bạn đã được cài sẵn hệ điều hành, các ứng dụng liên quan để chạy website. Nhưng ở VPS lại khác, nó không được cài gì cả ngoại trừ hệ điều hành như Microsoft Windows Server, Ubuntu, CentOS, Debian, Fedora,… (bạn có thể tự chọn hệ điều hành) và nhiều nhà cung cấp VPS hiện nay đều hỗ trợ bạn tự cài lại hệ điều hành khi có vấn đề.

Giá trung bình cho một dịch vụ VPS ở thời điểm này là từ $15/tháng đến $300/tháng tùy theo mức độ “khủng” của nó.

Ưu điểm của VPS

Tốc độ cao do không bị ảnh hưởng bởi các website khác.
Bảo mật tốt vì không bị ảnh hưởng bởi các “hàng xóm”.
Tự do tùy chỉnh mọi thiết lập trong server để web chạy tốt nhất.
Cài bao nhiêu phần mềm tùy thích.
Nhược điểm

Cần có kiến thức về quản trị mạng máy tính và hiểu cơ chế hoạt động của nó. Nói chung là khó sử dụng cho người tay ngang.
Nếu bạn không tự quản trị được thì chi phí các dịch vụ quản trị VPS thường hơi đắt, từ $45 đến $100 mỗi tháng.
Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về dữ liệu được lưu trên đó, trừ khi bạn có dùng thêm các dịch vụ hỗ trợ backup VPS.
Các dịch vụ VPS tiêu biểu

SSD VPS tại AZDIGI
DigitalOcean
Linode
A2Hosting VPS
Site5 VPS (có máy chủ Hongkong, Singapore)
Tuy nhiên VPS không phải là quá khó để quản trị lắm đâu. Nếu bạn có VPS mà chưa hiểu cách sử dụng hoặc cần tìm hiểu cách sử dụng VPS thì nên xem serie Học VPS căn bản để tự thiết lập một webserver cho WordPress và biết cách thao tác trên VPS.

3.4) Dedicated Server – Máy chủ riêng
Dedicated Server là một lựa chọn cao cấp dành cho các website lớn hoặc cần nhiều tài nguyên hơn cả VPS. Dedicated Server nghĩa là thuê cả một máy chủ riêng được đặt trong hệ thống, và cách sử dụng có thể gọi là gần giống như VPS nhưng bạn sẽ có nhiều quyền hạn hơn, tài nguyên dồi dào hơn, bảo mật tốt hơn.

Quản trị Dedicated Server thông qua IPIM và KVMQuản trị Dedicated Server thông qua IPIM và KVM
Hiện nay giá của một Dedicated Server thường ít nhất là $100/tháng và cao nhất có thể lên đến vài nghìn đô-la Mỹ.

Ưu điểm của Dedicated Server

Chịu được lượng truy cập cực lớn.
Tài nguyên sử dụng dồi dào.
Tự ý cài hệ điều hành và phần mềm tùy thích.
Bảo mật tối đa.
Nhược điểm của Dedicated Server

Khó sử dụng cho người không chuyên.
Tự quản trị server, nếu bạn thuê phí quản trị thì sẽ trả giá có khi bằng một nửa giá thuê server.
Tự chịu trách nhiệm các dữ liệu của bạn.
Giá cả đắt đỏ.
Các dịch vụ Dedicated Server tiêu biểu

OVH – Rẻ, tốt nhưng chỉ dùng nếu bạn không cần trợ giúp bất cứ cái gì liên quan tới kỹ thuật.
InmotionHosting – Cấu hình mạnh, tốc độ mạng tốt, hỗ trợ nhanh.
Online.Net – Tốt nhưng hỗ trợ khách hàng không tốt.
3.5) Cloud Hosting
Đây là một mô hình web hosting mới được sử dụng rộng rãi vài năm gần đây nhưng bù lại mô hình này đáp ứng được một số nhược điểm của VPS và Dedicated Server cũng như cải thiện hiệu suất sử dụng lên nhiều lần.

Mô hình hoạt động của Cloud ComputingMô hình hoạt động của Cloud Computing
Cloud Hosting (hệ thống host sử dụng công nghệ điện toán đám mây – Cloud Computing) nghĩa là một mạng nhiều máy chủ tập hợp lại thành một mạng đám mây và cho phép người dùng truy cập nó cùng thời điểm. Nói chính xác hơn, nghĩa là nhiều máy tính tập hợp lại và cung cấp tài nguyên cho người dùng.

Hiện nay đa phần mô hình Cloud Hosting đều áp dụng vào việc tạo Cloud VPS hoặc Cloud Dedicated Server chứ Shared Host thì chưa có. Giá cả về dịch vụ này khoảng từ $5 đến $500 mỗi tháng.

Ưu điểm của Cloud Hosting

Sử dụng nhiều tài nguyên hơn.
Tiết kiệm chi phí. Họ sẽ tính phí dựa trên thời gian bạn sử dụng, chẳng hạn như họ mặc định mỗi giờ sử dụng là $0,002. Bạn không dùng lúc nào thì tắt đi thì sẽ tiết kiệm hơn.
Thời gian khởi tạo server cho khách hàng nhanh và có thể hoàn toàn tự động.
Bạn có thể xóa nếu không dùng nữa.
Có đầy đủ quyền quản trị như VPS hoặc Dedicated Server.
Hỗ trợ nhiều datacenter ở khắp các châu lục.
Nhược điểm của Cloud Hosting

Đa phần các dịch vụ này kiêm luôn phí quản trị nên giá hơi cao.
Không dành cho newbie.
Bị phụ thuộc vào mạng đám mây, nếu nó offline thì bạn cũng offline.
Khó nhận được hỗ trợ tối ưu vì hệ thống quá lớn, các kỹ thuật viên mất rất nhiều thời gian để hỗ trợ.
Cloud Hosting nghĩa là dữ liệu của bạn sẽ không nằm cố định trên một datacenter nào cả. Làm sao bạn chắc chắn nó được bảo mật tốt?
Các website dịch vụ Cloud Hosting tiêu biểu

Amazon S3
RackSpace
Heroku
Linode
DigitalOcean
Microsoft Azure
Google App Engine
3.6) WordPress Managed Hosting
Trong khi các dịch vụ host ở trên đều cho phép bạn chạy bất cứ mã nguồn website nào và tự quản trị thì gói WordPress Managed Hosting lại hoàn toàn ngược lại. Đây là một loại host cao cấp được thiết kế dành riêng cho WordPress để đạt hiệu suất cao nhất.

WordPress VIP – Dịch vụ host cho WordPress đắt nhất hành tinhWordPress VIP – Dịch vụ host cho WordPress đắt nhất hành tinh
Điều này có nghĩa là mọi thiết lập bên trong Server và phần mềm đều tương thích tốt nhất với WordPress để website bạn an toàn hơn, tốc độ hơn và đặc biệt là họ kiêm luôn quản trị server, bảo mật cho bạn.

Ưu điểm của WordPress Managed Hosting

Tương thích tốt nhất với WordPress.
Tốc độ cao.
Bảo mật tốt, kiêm luôn chống DDoS và chống Malware.
Cấu hình mạnh mẽ.
Được hỗ trợ kỹ thuật các vấn đề liên quan đến WordPress toàn diện.
Nhược điểm của WordPress Managed Hosting

Bị giới hạn lượt truy cập ở mỗi gói.
Giá thuê mỗi tháng khá cao (ít nhất $20 và cao nhất là vài chục nghìn đô-la mỗi tháng).
Bị hạn chế sử dụng các plugin gây ảnh hưởng đến server.
Các dịch vụ WordPress Managed Hosting tiêu biểu

WPEngine
MediaTemplate WordPress Managed
Synthesis
Page.ly
WordPress VIP
Flywheel (dành cho developer)
IV. 5 lưu ý chung khi chọn dịch vụ hosting
4.1) Không mua host ở các nhà cung cấp domain
Các nhà cung cấp domain lớn nhất và uy tín nhất trên thế giới như Godaddy, Namecheap, NetworkSolutions,…đều có kèm dịch vụ web hosting nhưng chất lượng thì rất tệ. Đa phần họ đều không có datacenter riêng (ngoại trừ 1&1) và xây dựng dịch vụ này với mục đích kiếm thêm chứ họ chỉ tập trung tốt nhất vào dịch vụ đăng ký domain.

Nếu có mua, hãy chọn mua ở các nhà cung cấp chuyên về host mà mình đã liệt kê ở trên. Còn Godaddy, Namecheap thì để dành mua domain là tốt nhất.

4.2) Tránh các lời rao trên Facebook
Ở một số group bạn có thể thấy có rất nhiều người vào đó rao dịch vụ host giá rẻ với những lời mời chào rất hấp dẫn như băng thông không giới han, tốc độ cao, tặng 3 tháng sử dụng, hỗ trợ trọn đời (nực cười),…bla bla…Nhưng đó đều là các dịch vụ rởm hoặc mới ra đời không ai dám kiểm chứng.

Các nhà cung cấp có uy tín họ đều có đủ khả năng tạo ra các chiến dịch truyền thông cực tốt nên không cần phí thời gian rao vặt vảnh như thế.

4.3) Không mua của cá nhân
Dịch vụ host là một dịch vụ nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến việc kinh doanh, an toàn thông tin của bạn. Tốt nhất hãy gửi gắm các dữ liệu đó cho các công ty lớn vì có thể bạn sẽ cần hỗ trợ rát nhiều.

4.4) Lựa chọn datacenter phù hợp
Có rất nhiều nhà cung cấp host hiện nay hỗ trợ bạn tự chọn datacenter khi đăng ký. Nếu bạn biết cách chọn datacenter thì tốc độ sẽ nhanh được như ý muốn mà không cần dùng các datacenter trong nước.

Cụ thể, nếu họ cho phép thì hãy ưu tiên chọn các datacenter tại Châu Á như Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Việt Nam.

Còn nếu họ chỉ có các server tại Mỹ thì hãy ưu tiên theo thứ tự như:

Los Angeles, California.
Seattle, Washington.
San Jose, California.
Santa Clara, California.
Houston, Texas.
Dallas, Texas.
Atlanta, Georgia.
Một lưu ý nữa khi chọn các server tại Mỹ là họ cấm bạn upload các ấn phẩm số có vi phạm bản quyền như phần mềm, nhạc, phim.

Còn ở Châu Âu thì có thể chọn:

Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ.
Ba Lan.
Hà Lan.
Đức.
Thụy Điển.
Vấn đề bản quyền ở Châu Âu thì dễ dãi hơn, đó là lý do tại sao các dịch vụ Torrent đều đặt máy chủ tại Châu Âu, trong đó bao gồm các trang nhạy cảm như Wikileak, Liveleak đều đặt tại Châu Âu.

4.5) Tìm kiếm thông tin trước khi mua
Trước khi đặt niềm tin vào họ thì tốt nhất bạn hãy lên mạng tìm kiếm các thông tin đánh giá từ những người sử dụng trước xem có tốt không để khỏi phải mất thời gian vô ích.

Đối với các host nước ngoài thì bạn sẽ dễ tìm đánh giá hơn, có một forum thảo luận về host rất nổi tiếng và uy tín tại nước ngoài đó là WebHostingTalk, bạn có thể vào đó tìm đánh giá.

4.6) Tìm hiểu chế độ hoàn tiền (refund, money back)
Hầu hết các dịch vụ Shared Host, Managed Hosting đều có chế độ hoàn tiền ít nhất là 30 ngày, 7 ngày đối với VPS và đa phần là không hoàn tiền với Dedicated Server và Cloud Hosting.

Do đó nếu bạn đang chuẩn bị mua host ở nhà cung cấp nào đó thì hãy lên Google gõ “tên nhà cung cấp + refund” (ví dụ: MediaTemplate refund) để tìm ra trang chứa thông tin liên quan đến hoàn tiền, còn nếu dùng dịch vụ ở Việt Nam thì tìm bằng tiếng Việt.

Nếu bạn cảm thấy sau khi mua mà không hài lòng hoặc không cần sử dụng thì gửi ticket yêu cầu hoàn tiền và họ sẽ tắt dịch vụ của bạn kèm theo hoàn trả lại số tiền.

V. Hệ điều hành Linux và Windows

WordPress chỉ hoạt động tốt trên các hệ điều hành sử dụng nhân LinuxWordPress chỉ hoạt động tốt trên các hệ điều hành sử dụng nhân Linux

Khi chọn mua hosting để chạy website WordPress, bạn cần nắm bắt được nên chọn Linux Hosting hay Windows Hosting. Cả hai loại host này đều có kết cấu kỹ thuật hoàn toàn giống nhau nhưng sẽ khác nhau ở phần hệ điều hành.

WordPress hoạt động tốt nhất trên các hệ điều hành sử dụng hạt nhân Linux chứ không phải Windows. Host sử dụng Windows có thể chạy được WordPress nhưng rất dễ bị lỗi và không đạt tiêu chuẩn của WordPress.

Nếu bạn dùng các Shared Host kể trên thì 100% các gói host của họ đều sử dụng hạt nhân Linux cho hệ điều hành.

Khi bạn mua VPS hay Dedicated Server, thì họ sẽ hỏi bạn chọn hệ điều hành nào. Trong đó họ không hề ghi Linux hay Windows mà sẽ ghi là:

CentOS (Linux)
Ubuntu (Linux)
Debian (Linux)
Fedora (Linux)
Windows Server
….
Và những cái tên như CentOS, Ubuntu,…chính là tên hệ điều hành. Đa phần hiện nay người ta dùng CentOS là nhiều nhất vì thế nên khi thuê server bạn cứ chọn CentOS cho chắc chắn. Phần này mình sẽ nói rõ hơn ở Cẩm nang mua và sử dụng VPS.

Tóm lại, khi mua host cho WordPress thì hãy chọn Linux.

Lời kết
Mình nghĩ tới đây thì đã đủ các thông tin mà bạn cần biết khi sử dụng và mua host rồi. Còn chi tiết các phần cẩm nang riêng dành cho Shared Host, VPS Hosting,…mình sẽ có bài viết riêng nên bạn có thể xem riêng ở đó.

Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn và làm bạn hiểu hơn về thế giới hosting, nếu bạn còn thấy thiếu sót chỗ nào thì hãy bổ sung thêm cho mình nhé vì kiến thức là vô tận.

op 10 nhà cung cấp Hosting Việt Nam tốt nhất
Dựa trên các tiêu chí chủ quan và khách quan.
Bạn đang ở:Trang chủBlogTop 10 nhà cung cấp Hosting Việt Nam tốt nhất
Dịch vụ Hosting Việt Nam nào tốt nhất? Dưới đây là những tiêu chí rất quan trọng để đánh giá nhà cung cấp Hosting Việt Nam tốt nhất hay các công ty Hosting tốt nhất trên thị trường Hosting hiện nay.
Hosting Việt Nam

Top 10 các công ty nên mua hosting tốt nhất Việt nam

Như các bạn đã biết, hiện tại ở Việt Nam theo thống kê từ VNNIC có khoảng 13 nhà đăng ký tên miền (đồng thời cũng là nhà cung cấp Hosting, công ty bán Hosting) đi kèm với hơn 300 nhà cung cấp dịch vụ Hosting chuyên nghiệp. Điều này làm cho việc lựa chọn dịch vụ Hosting Việt Nam từ khách hàng là rất khó khăn.

Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ không đi sâu vào phân tích kỹ thuật mà chỉ tập trung đưa ra các con số thống kê và phân tích dựa trên số liệu từ các diễn đàn lớn về IT cũng như các hiệp hội, các sự kiện lớn của ngành cùng phản hồi của đại đa số người dùng hosting Việt Nam nhằm đưa ra một bảng xếp hạng công bằng nhất góp phần định hướng người dùng Hosting Việt Nam tới các đơn vị cung cấp dịch vụ Hosting Việt Nam chuyên nghiệp nhất hiện nay.

Các tiêu chí mà tôi dùng để thống kê dịch vụ Hosting Việt Nam tốt nhất hiện nay bao gồm:
Thống kê nhà đăng ký tên miền ở VNNIC
Thống kê công nghệ nổi bật
Thống kê các hoạt động truyền thông
Thống kê các phần mềm và hỗ trợ trong chăm sóc khách hàng
Thống kê thị phần trong bản đồ các nhà cung cấp hosting Việt Nam
Thống kê các hoạt động nổi bật trên các diễn đàn IT lớn như:
Sinhvienit.net
Vn-zoom.com
Nukeviet.vn
Tinhte.vn

Thống kê sức lan tỏa của thương hiệu
Thống kê về hoạt động cộng đồng
Thống kê về độ ổn định
Thống kê về tốc độ
Như vậy, theo tổng hợp của các tiêu chí trên tôi xin xếp hạng nhà cung cấp dịch vụ Hosting Việt Nam như sau :
Mắt Bão – ODS
DIGISTAR
PA Việt Nam
Nhân Hòa
Viettel
Tenten
FPT
VDC
Vdata
Vhost
Phân tích chi tiết các nhà cung cấp dịch vụ Hosting Việt Nam theo các tiêu chí như sau :
Mắt Bão – ODS – Liên minh chiếm thị phần hosting Việt Nam lớn nhất ngành
Nhà đăng ký tên miền Việt Nam đứng thứ 3 (sau FPT và PA Việt Nam)
Xây dựng mới hoàn toàn Datacenter tại Cộng Hòa
Truyền thông nổi bật thông qua việc trở thành nhà cung cấp license Parallels thứ 2 tại Việt Nam
Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 7/10
Kết hợp thành công hoạt động hosting và datacenter, khống chế thị phần ngành
Không có hoạt động trên các diễn đàn lớn hiện nay
Thương hiệu nổi tiếng từ lâu và ổn định
Không có hoạt động nổi bật nào trong cộng đồng hiện nay
Độ ổn định và tốc độ dịch vụ cung cấp đạt trung bình khá
DIGISTAR – Nhà cung cấp TOP 2 trên thị trường hosting Việt Nam hiện nay
Là nhà cung cấp các dịch vụ trên nên điện toán đám mây tiên phong và hàng đầu của ngành theo thống kê mới nhất cũng như có chất lượng cao (theo Tinh Tế) như: Cloud Server, Cloud VPS, Cloud File, Cloud Web Hosting, Cloud Email…
Là nhà đăng ký tên miền Việt Nam, tên miền Quốc tế uy tín lâu năm ở Việt Nam.
Là công ty Hosting đầu tư nhiều về nghiên cứu, phát triển nên các dịch hosting thường được cập nhật, áp dụng các công nghệ tốt nhất như AntiDDOS, Memcached,…
Khá nổi bật trong hoạt động truyền thông hiện nay.
Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 9/10.
Thị phần đứng thứ 2 trong các nhà cung cấp hosting Việt Nam.
Hoạt động tích cực trên các diễn đàn lớn như SinhvienIT, VN-Zoom, DDTH,….
Là thương hiệu hosting uy tín lâu năm, đặc biệt nổi bật về Cloud VPS, Cloud Server.
Là đơn vị đầu tiên cung cấp chương trình Miễn phí Cloud Hosting Việt Nam cho cộng đồng IT từ 2009 đến hiện nay.
Độ ổn định và tốc độ dịch vụ cung cấp rất tốt.
PA Việt Nam – Nhà cung cấp hosting Việt Nam đầu tiên
Nhà đăng ký tên miền Việt Nam đứng thứ 1
Triển khai mới Hosting SSD nhưng hiệu quả không cao
Truyền thông Sàn Giao Dịch tên miền đầu tiên tại Việt Nam nhưng thất bại vì thiếu văn bản luật hướng dẫn
Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 8/10
Chiếm thị phần hàng đầu của ngành nhờ là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên
Không có hoạt động trên các diễn đàn lớn hiện nay
Thương hiệu nổi tiếng từ lâu và ổn định
Không có hoạt động cộng đồng lớn hiện nay
Độ ổn định và tốc độ dịch vụ cung cấp đạt trung bình khá
Nhân Hòa – nhà cung cấp hosting Việt Nam lâu năm ở miền Bắc
Vừa trở thành nhà đăng ký tên miền Việt Nam nhưng phát triển không mạnh
Vừa mới triển khai Cloud nhưng chất lượng ở mức vừa phải, còn lỗi nhiều
Không có hoạt đồng truyền thông nổi bật
Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 6/10
Thị phần đứng thứ 6 hoặc 7 trong các nhà cung cấp hosting Việt Nam
Ít khi có các hoạt động trên các diễn đàn lớn
Là thương hiệu lâu đời ở miền Bắc, nhờ đó có thị phần tương đối lớn
Có các hoạt động cộng đồng nhưng nhìn chung không nổi bật
Tốc độ và ổn định dịch vụ cung cấp ở mức trung bình
Viettel – mạnh nhờ tài chính tập đoàn và hạ tầng Datacenter có sẵn
Mới đẩy mạnh hoạt động trên thị trường hosting nhưng thị phần chưa tương xứng
Triển khai cloud vps và cloud server sớm từ 2013 và đẩy mạnh trong 2015
Không có hoạt đồng truyền thông nổi bật
Voip, chăm sóc khách hàng 4/10
Thị phần chưa nhiều do mới thâm nhập 2, 3 năm trở lại đây
Không chủ trương hoạt động diễn đàn
Hưởng lợi lớn từ thương hiệu chính của tập đoàn
Không có hoạt động nổi bật
Tốc độ và ổn định dịch vụ cung cấp ở mức trung bình
Tenten – mạnh nhờ tài chính của quỹ đầu tư nước ngoài (Nhật Bản)
Nhà đăng ký tên miền Việt Nam mới, tập trung phát triển mảng này trong 2 năm 2013, 2015 là chủ yếu
Đang phát triền công nghệ Hosting SSD
Truyền thông, quảng cáo khá nhiều để gây chú ý, chủ yếu trên các trang báo lớn và dàn trải nhờ có kinh phí quảng cáo khổng lồ từ tập đoàn Nhật Bản
Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 5/10
Thị phần đứng thứ 5 hoặc 6 trong các nhà cung cấp hosting Việt Nam
Có chuyên mục trên nukeviet.vn ở ngoài bắc nhưng không chú trọng nhiều
Thương hiệu mới nổi ở miền Bắc nhưng độ tin cậy chưa cao do nhờ tài chính chủ yếu
Không tập trung nhiều cho hoạt động cộng đồng
Tốc độ và ổn định dịch vụ cung cấp ở mức trung bình
FPT – mạnh nhờ tài chính và thương hiệu FPT
Nhà đăng ký tên miền Việt Nam đứng thứ 3
Không có công nghệ nổi bật ngành
Không có hoạt đồng truyền thông nổi bật
Voip, chăm sóc khách hàng 4/10
Thị phần chưa nhiều dù tiềm lực lớn do phụ thuộc vào công ty mẹ và chậm thay đổi
Không chủ trương hoạt động diễn đàn
Hưởng lợi lớn từ thương hiệu chính của tập đoàn
Không có hoạt động nổi bật
Tốc độ và ổn định dịch vụ cung cấp ở mức trung bình
VDC – mạnh nhờ mối quan hệ nhà nước
Nhà đăng ký tên miền Việt Nam top cuối
Triển khai cloud vps và cloud server trong năm 2015
Không có hoạt đồng truyền thông nổi bật
Voip, chăm sóc khách hàng 4/10
Thị phần 2013 tốt nhưng 2015 mất khá nhiều do rủi ro từ sáp nhập tập đoàn VNPT
Không chủ trương hoạt động diễn đàn
Hưởng lợi lớn từ thương hiệu chính của tập đoàn
Không có hoạt động nổi bật
Tốc độ và ổn định dịch vụ cung cấp ở mức trung bình khá
Vinahost – thương hiệu hosting Việt Nam ở miền Nam lâu năm
Phấn đấu trở thành nhà đăng ký tên miền Việt Nam vào 2018
Hosting SSD và cloud vps nhưng hiệu quả không cao do chậm trễ triển khai
Không có hoạt đồng truyền thông nổi bật
Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 6/10
Thị phần thu hẹp đáng kể bắt đầu từ 2013, đến hiện nay mất khoảng 60, 70% khách hàng
Kết hợp Sinhvienit.net tặng hosting nhưng chỉ 3 tháng. Hiệu quả không cao
Thương hiệu về hosting nổi tiếng từ lâu và ổn định, tuy nhiên đang yếu dần do chậm thay đổi
Không có hoạt động cộng đồng lớn
Độ ổn định và tốc độ dịch vụ cung cấp website đạt trung bình khá.
vHost – thương hiệu Hosting ở miền nam.
Thành lập năm 2010, phấn đấu trở thành nhà cung cấp dịch vụ giá rẻ
Nhưng chưa thấy dịch vụ nào đi tiên phong để khẳng định thương hiệu
Không có hoạt đồng truyền thông nổi bật
Livechat, Voip, Email, Quản lý khách hàng qua tài khoản, chăm sóc khách hàng 4/10
Không có hoạt động cộng đồng lớn
Độ ổn định và tốc độ dịch vụ cung cấp website đạt trung bình khá.

Từ khóa:

  • mua hosting ở đâu tốt
  • mua hosting mắt bão
  • hosting free
  • hosting là gì
  • hosting vietnam
  • shared hosting
  • hosting gratis
  • mua hosting godaddy
  • mua hosting tặng tên miền
  • hosting mien phi
  • đăng ký hosting
  • hosting wordpress
  • web hosting là gì
  • mua tên miền
  • hosting wordpress giá rẻ
  • hosting giá rẻ chất lượng cao

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *