Tìm hiểu các nền tảng thiết kế trang web phổ biến nhất hiện nay

tạo website bán hàng

Định nghĩa trang web là gì? Làm thế nào để nó hoạt động?

Trang web, có thể hiểu là một tập hợp các trang web con với các nội dung vô cùng đa dạng từ văn bản, hình ảnh, video, flash, landing page… Trang web được truy cập và nằm trong một tên miền chính hoặc các tên miền phụ.

Trang web là một tập tin HTML hoặc XHTML dùng giao thức HTTP hoặc HTTPS và có thể được tạo nên bằng nhiều ngôn ngữ lập trình web. Thông thường, để truy cập một trang web, người ta sử dụng các trình duyệt, các hệ điều hành phổ biến hiện nay như Chrome, Firefox, Cốc Cốc…

1. Các yếu tố để một trang web hoạt động

Để một trang web hoạt động bạn cần có 3 yếu tố sau đây:

  • Tên miền (có thể xem là  “địa chỉ”, là dấu hiệu nhận biết để người dùng dùng nó truy cập vào website của bạn)
  • Hosting (có thể xem là các máy chủ, các “mảnh đất” chứa ngôi nhà website của bạn.
  • Source code (là các tệp tin html, xhtml… hoặc một bộ code/cms)

2. Ích lợi khi sở hữu một website

Có thể nói, trang web giống như một cửa hàng, một địa điểm trực tuyến nơi mà người dùng có thể tìm kiếm mọi thông ti họ cần về một sản phẩm, dịch vụ. Nhiều website còn là nơi giao tiếp, giao dịch, trao đổi thông tin giữa khách hàng, đối tác và nhà cung cấp. Với website, họ sẽ không cần phải đi đâu xa mà có thể truy cập thông tin bất kì lúc nào mong muốn. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí lại làm cho quá trình công việc diễn ra nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn.

Website giống như một cửa hàng, một địa điểm trực tuyến nơi mà người dùng có thể tìm kiếm mọi thông tin họ cần về một sản phẩm, dịch vụ

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ số đã dẫn đến việc ra đời của hàng trăm hàng ngàn website, cũng vì lý do này mà người ta chia website thành nhiều loại, mỗi loại lại sở hữu các tính năng, đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm chung của trang web là có thể hỗ trợ và tác động rất nhiều cho con người trong thực hiện công việc, các sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. Dù bạn là người khởi xướng các hoạt động kinh doanh hay đứng ở cương vị người dùng, bạn cũng đều sẽ sử dụng trang web khi bước chân vào thế giới Internet.

Thiết kế trang web có khó như nhiều người vẫn nghĩ?

Với nhiều lợi ích mà thiết kế trang web đem lại, nhiều đơn vị hiện nay đã tìm đến các dịch vụ thiết kế web chuyên nghiệp. Thông thường, thiết kế web sẽ đi theo các quy trình, các bước cụ thể để có thể tạo nên sản phẩm hoàn thiện nhất cho khách hàng.

1. Quy trình thiết kế trang web cơ bản

  • Lấy thông tin yêu cầu và nghiên cứu tính khả thi của dự án: Bộ phận Kinh doanh của đơn vị thiết kế web sẽ gặp gỡ, trao đổi với khách hàng để lấy ý kiến, trao đổi về các yêu cầu chi tiết, gợi ý và thống nhất mẫu giao diện mà khách hàng mong muốn
  • Thiết kế giao diện, layout website: Đây là khâu quan trọng có thể chiếm đến 1/2 thời gian thực hiện trang web. Người thiết kế sẽ dựa trên những yêu cầu khách hàng để tạo layout, phần “tĩnh” của website.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu và Lập trình: Từ bản thiết kế đã có, các lập trình viên sẽ tiến hành biến trang web thành phiên bản “động” và đưa vào các tính năng có thể sử dụng được. Khâu này cũng chiếm khoảng 1/2 thời gian thiết kế web.
  • Kiểm tra chất lượng, nghiệm thu và bàn giao: Khi website hoàn thiện, khách hàng tiến hành trải nghiệm website & thanh toán cho đơn vị thiết kế web.

2. Thiết kế website cần chuẩn bị những gì?

Nếu bạn là đơn vị công ty, doanh nghiệp và bạn cần thiết kế trang web, bạn cần chuẩn bị cho mình một số yếu tố sau:

  • Xác định mục đích của website (website bán hàng, website giới thiệu doanh nghiệp, website đăng tải tin tức…)
  • Xây dựng yêu cầu cho website (bạn muốn trang web của mình sở hữu những tính năng gì, giao diện ra sao, màu chủ đạo như thế nào…)
  • Dự toán chi phí cho việc thực hiện trang web đó.
  • Chuẩn bị nội dung và các yếu tố thương hiệu như Logo, hình ảnh…
  • Lựa chọn đối tác thiết kế web chuyên nghiệp.
  • Tiến hành thực hiện thiết kế trang web.

Tìm hiểu các nền tảng thiết kế trang web phổ biến nhất hiện nay

Khi sử dụng các dịch vụ thiết kế web, bạn đã bao giờ thắc mắc vì sao cũng cùng là website mà website của bạn lại khác với của đối thủ nhiều đến thế? Tại sao lại có website chạy tốt, có website lại luôn bị lỗi và ngay cả trong giao diện chúng cũng thật khác nhau? Một phần lý do đó là do các ngôn ngữ lập trình và nền tảng người ta dùng để thiết kế web cho bạn. Nếu muốn biết nhiều hơn về cách website của bạn vận hành cũng như các thông tin kĩ thuật sâu, bạn có thể bước đầu tìm hiểu về framework, hay còn gọi là các nền tảng thiết kế web. Hiện nay, có rất nhiều nền tảng lập trình web dùng cho từng loại web riêng biệt và phổ biến nhất như sau.

1. Lập trình WordPress

Nền tảng thiết kế web này hiện nay được rất nhiều công ty, dịch vụ thiết kế web sử dụng để thiết kế trang web chuyên nghiệp cho khách hàng. WordPress được đánh giá là CMS (Hệ thống quản trị nội dung) tốt nhất thế giới.

Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, bạn có thể tiếp tục mở thêm hàng nghìn trang nữa với tốc độ không hề bị ảnh hưởng. WordPress cho bạn cơ hội kiểm soát toàn bộ các tính năng linh hoạt của nó trong khi vẫn hoạt động dễ dàng! Bạn có thể thử nghiệm với rất nhiều giao diện miễn phí và tăng tính năng của nó bằng cách thêm vào các plug-in. Bên cạnh đó, WordPress luôn có các công cụ tìm kiếm tối ưu hóa và các diễn đàn cộng đồng cung cấp cho bạn một giải pháp bất cứ khi nào bạn gặp vấn đề nan giải!

2. Lập trình Shopify

Nếu bạn là một “tín đồ” shopping và bạn cũng đam mê kinh doanh trong lĩnh vực này, mong muốn có một trang web bán hàng “siêu cấp”, thì Shopify là một nền tảng lập trình web lí tưởng dành cho bạn!

Shopify là nền tảng thương mại điện tử giúp xây dựng các cửa hàng trực tuyến có độ an toàn rất cao và cũng dễ quản lý. Shopify cung cấp rất nhiều tính năng và giao diện độc đáo, do đó mỗi cửa hàng điện tử được tạo nên bởi Shopify đều có thể tùy chỉnh được theo ý muốn của người dùng. Đây cũng là lý do khá nhiều doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tư ngày nay rất thích và sử dụng nền tảng lập trình web Shopify cho thiết kế website của mình.

3. Lập trình Joomla

Bạn có thể sẽ muốn đếm lại lần thứ hai khi chúng tôi bảo với bạn rằng nền tảng lập trình Joomla đã được tải xuống hơn 30,000,000 lần. Với sự công nhận ngày càng lớn và mở rộng cộng đồng sử dụng, nó đã và đang sắp đuổi kịp gót chân của WordPress.

Người ta ví Joomla như một người không bao giờ làm sai hay gặp bất kì vấn đề lỗi nào. Với Joomla, an ninh hầu như không phải là mối lo ngại và đó chính là lý do tại sao mạng lưới các khách hàng tiềm năng của nền tảng này đang gia tăng mỗi ngày. Các tổ chức như Bộ Quốc phòng Anh, Pizza Hut, MTV Hy Lạp, Bahraini Mc Donald… đều đã đưa Joomla vào sử dụng.

Với khu vực quản trị admin tuyệt vời và dễ dàng, cộng với hơn 6000 tính năng mở rộng, nếu bạn muốn chơi đẹp và đúng, Joomla chính là câu trả lời. Việc dễ dàng setup cùng quyền truy cập phong phú cho người dùng càng làm tăng điểm cộng không thể cưỡng lại cho Joomla!

4. Lập trình Magento

Đứng cuối cùng trong danh sách nhưng không hề kém cạnh chính là nền tảng lập trình Magento.

Magento có hơn 24,000 đối tác khách hàng thương mại điện tử. Thuộc quyền sở hữu của eBay, đây là một trong những nền tảng lâp trình web thương mại điện tử có mã nguồn mở mạnh nhất từ trước tới nay cho phép bạn tự tạo và quản lý cửa hàng điện tử của mình. Bên cạnh đó giá cả của nó cũng rất phải chăng và dễ dàng thực hiện!

Bên cạnh các nền tảng thiết kế web phổ biến trên, còn có khá nhiều nền tảng cũng như ngôn ngữ lập trình mới và chuyên sâu cho từng lĩnh vực nhất định, và chắc chắn cuộc đua để trở thành các “ông lớn” trong công nghệ thiết kế trang wbe sẽ không dừng lại, chừng nào nhu cầu sử dụng website của người dùng vẫn ở đó và không ngừng tăng cao.

Nếu bạn cũng muốn thiết kế website sử dụng các công nghệ cũng như nền tàng lập trình tối tân kể trên, bạn có thể tìm các dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp để hỗ trợ vì đa phần các công ty thiết kế website chuyên nghiệp ngày nay đều sử dụng các ngôn ngữ nền tảng cơ bản đươc xem như bắt buộc phải có này. Tại Semtek Co,. LTD, chúng tôi chúng tôi KHÔNG thiết kế website giá rẻ, kém chất lượng. Chúng tôi chỉ thiết kế website chuyên nghiệp với giá hợp lý. Nếu bạn muốn sở hữu cho mình một website riêng với chất lượng phù hợp túi tiền, hãy liên hệ với chúng tôi!

Vì sao các doanh nghiệp nên sở hữu riêng trang web cho mình?

1. Tăng khả năng tiếp cận khách hàng

Nếu doanh nghiệp không có trang web riêng, khách hàng sẽ chỉ có thể mua sản phẩm, nhận dịch vụ và tương tác với chủ doanh nghiệp trong giờ hành chính ngoài. Điều này khiến các dịch vụ cũng như hoạt động của doanh nghiệp bị giới hạn. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ thay đổi nếu doanh nghiệp xây dựng một trang web riêng. Không bị giới hạn về thời gian, không gian, tăng khả năng tiếp cận khách hàng và thực thi những đãi ngộ một cách kịp thời.

2. Tăng phạm vi khách hàng

Một cửa hàng địa phương có thể thu hút được khách địa phương nhưng lại là hạn chế đối với những khách hàng ở khu vực khác. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp xây dựng một trang web riêng thì phạm vị khách hàng sẽ không bị giới hạn. Cơ hội nhận được đơn đặt hàng của khách từ khắp mọi nơi trên đất nước sẽ ngày càng tăng cao.

3. Tăng tính tương tác

Khi có một trang web riêng, doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng tìm kiếm một cách nhanh chóng các sản phẩm và hiển thị những dịch vụ mong muốn. Điều này làm giảm bớt thời gian tìm kiếm cho khách hàng và đưa doanh nghiệp lên một thứ hạng tốt hơn.

4. Xúc tiến kinh doanh hiệu quả

Các phương án để xúc tiến kinh doanh thông thường là quảng cáo trên báo chí và các phương tiên thông tin đại chúng. Tuy nhiên, chi phí cho các loại hình này lại quá cao trong khi xây dựng một trang web riêng, doanh nghiệp chỉ phải mất một khoản nhỏ cho việc đầu tư và bảo trì trang thiết bị.

5. Dịch vụ khách hàng hiệu quả

Không chỉ giúp khách hàng tìm được sản phẩm ưng ý mà còn cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Những thắc mắc và câu hỏi của khách hàng về sản phẩm sẽ được phản hồi tích cực.

6. Nền tảng cho sản phẩm bán hàng

Mọi người luôn bận rộn với guồng quay của công việc vì vật họ có rất ít thời gian để đi mua sắm. Đó là lý do tại sao, mua sắm trực tuyến đang dần lên ngôi. Các trang web là nền tảng tốt để giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Điều này không chỉ phù hợp với khách hàng địa phương mà còn với khách hàng trên toàn thế giới.

7. Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là điều đáng quan tâm của một doanh nghiệp và trang web sẽ giúp doanh nghiệp làm điều này. Nó phản ánh một hình ảnh chuyên nghiệp thông qua giao diện và các hoạt động của doanh nghiệp. Địa chỉ email, tên miền và cách giao tiếp với khách hàng qua web giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín, tạo dựng thương hiệu và truyền bá hình ảnh trên toàn thế giới.

8. Xác định khách hàng tiềm năng

Với sự giúp đỡ của các hình thức trực tuyến, các cuộc điều tra có sẵn trên web, khách hàng có thể để lại ý kiến của mình, truy vấn và thể hiện quan điểm về doanh nghiệp. Chi tiết cá nhân của khách hàng như tên, số điện thoại liên lạc, thu thập thông tin..thông qua đó, doanh nghiệp sẽ tìm được các khách hàng “ruột” đầy tiềm năng.

Các tìm kiếm liên quan đến trang web
  • trang web là gì
  • mở trang web
  • trang web facebook
  • trang web bán hàng
  • thành lập trang web
  • cách lập trang web bán hàng
  • cách lập trang web công ty

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *