Webmaster hay còn gọi là người tạo nên trang web, người phát triển trang web, quản trị viên của trang web… là một người chịu trách nhiệm duy trì mọi hoạt động của một hay nhiều website. Vai trò và nhiệm vụ của webmaster việt nam đối với website gồm những gì? Cùng SEMTEK tìm hiểu nhé!
Tổng quan về quản trị web và các nhiệm vụ của webmaster việt nam
Hiện nay số website ngày càng tăng lên không ngừng nghỉ. cuộc chiến Marketing online ngày càng khốc liệt. Kèm theo đó là số lượng người chủ website chưa có kỹ năng quản lý web, viết bài, kiểm tra sự hoạt động của website, hosting, tên miền… Vì vậy nghề quản trị web hiện đang được nhiều người lựa chọn như một nghề làm thêm mang lại nhiều thu nhập.
Thường thì webmaster việt nam kèm luôn cả người update nội dung cho website (web quy mô nhỏ). Mức lương cũng giao động từ vài trăm đến vài triệu đồng / tháng. Tùy yêu cầu của từng bên và cũng phụ thuộc vào đàm phán giữa 2 bên.
Nhiệm vụ của webmaster việt nam gồm những gì?
- Đảm bảo rằng máy chủ của trang web, phần cứng, phần mềm đang hoạt động một cách chính xác, không gặp bất cứ trục trặc gì.
- Thiết kế trang web phù hợp với mục đích sử dụng.
- Chỉnh sửa lại những phần chưa phù hợp của trang web.
- Trả lời mọi thắc mắc của người sử dụng và kiểm tra mọi hoạt động của trang web.
- Nếu là webmaster của các trang web làm về dịch vụ thương mại thì cũng cần phải biết về các phần mềm thương mại.
- Tùy thuộc vào từng loại trang web mà họ quản lí, webmaster việt nam có thể được yêu cầu phải biết các ngôn ngữ lập trình như: ColdFusion, JavaScript, JSP, .NET, Perl, PHP và Ruby.
- Webmaster cũng cần phải biết làm thế nào để có thể cấu hình máy chủ của trang web và là một quản trị viên máy chủ.
Khi nào cần liên lạc với người quản trị web?
- Khi website của bạn gặp các trục trặc như một mục nào đó trong website không hoạt động hay gặp phải lỗi hiển thị…
- Bạn đang có nhu cầu thiết kế website để tạo ra một trang web phù hợp với nhu cầu của mình (bạn có thể liên hệ với SEMTEK để có được nhiều ưu đãi nhé).
- Bạn cần hỗ trợ về kĩ thuật triển khai
Nhìn chung trách nhiệm cốt lõi nhất của webmaster bao gồm các quy định và quản lí quyền truy cập của người sử dụng trong một trang web, quản lý nội dung, đảm bảo website hoạt động ổn định, liên tục. !
Nghề quản trị web và thứ phải biết để trở thành webmaster việt nam
Internet vào Việt Nam từ 1998, kéo theo sau nó là vô vàn các nghề mới hình thành, trong đó có nghề Quản trị website. Hiện là đầu 2019 và nghề này là một trong những nghề Hot nhất hiện nay.
Nguyên do: nhà nhà làm website, người người làm web và gần như, bất kỳ công ty hay cửa hiệu nào cũng có website. Do đó, nghề quản trị web được trưng dụng – họ cần có người chăm sóc web của họ, tất nhiên rồi.
Nghề quản trị website (webmaster) là những thao tác để đưa nội dung thực cho một web. Nghề SEO chỉ là một phần nhỏ trong Nghề quản trị web, nó còn có cả Digital Marketing, MMO,… nhiều lắm.
Bạn tưởng tượng thế này cho dễ: Website chỉ là phần khung xương, quản trị website là đắp thêm da thịt, quần áo cho cái web nó lung linh, giúp cá nhân – doanh nghiệp tiếp cận khách hàng online tốt nhất. Nói vậy chứ nó cũng mênh mang lắm, nhiều lĩnh vực cần nắm đấy.
Sau khi nhận web từ đơn vị Thiết kế , bạn sẽ có một Trang quản trị web riêng biệt, mọi nội dung web sẽ được cập nhật thông qua trang quản trị này. Quy trình rất đơn giản: Vào trang Admin web -> Đưa nội dung cần đăng -> Update. Vậy là xong việc quản trị, nội dung đó sẽ tự hiển thị trên website.
Nếu chưa biết gì, bạn cần nắm rõ nguyên tắc hoạt động của website
- Tên miền: Tên của website trên trình duyệt
- Nơi chứa dữ liệu: Máy chủ Hosting, VPS, Server
- Trang quản trị web: Admin page – Back-end
- Giao diện trang web – Front-end
Quản trị web làm gì thì cũng không có gì phức tạp, với những web đơn giản, chỉ cần chém chữ (text) vào những phần cần thiết. Thêm một vài cái ảnh ưng mắt cho từng nội dung. Thế cũng có thể gọi là Quản trị web.
- Nghề gì cũng có cơ bản và nâng cao, như trên là Quản trị web cơ bản rồi.
- Với Blog thì bạn cần sáng tạo nội dung, hình ảnh, video,…nhất là chủ đề cần viết.
- Với web doanh nghiệp, cần đưa thông tin xác thực nhất theo yêu cầu của người ta.
- Với web bán hàng online thì khó hơn, thông tin + hình ảnh + giá bán sản phẩm rõ ràng.
Hiện nghề này không có trường đào tạo chính thức, không có khoa nào đào tạo Nghề quản trị web cả, tất cả hình thành từ kỹ năng cá nhân và kiến thức nhà trường bạn đã từng được học. Một chút am hiểu internet là bạn có thể làm được thôi. Chủ yếu là kỹ năng Search Google! Bạn tìm thấy bài này là kỹ năng Search ổn rồi đấy
Quản trị web cơ bản
- Với mức quản trị web cơ bản, bạn cần tham khảo và nắm rõ một số quy tắc quản trị, cùng các kỹ năng cần thiết để sử dụng trong quá trình làm việc quản trị một website
- Chuẩn chính tả tiếng Việt – Quan trọng nhất đấy!
- Quy tắc phân đoạn, phân dòng trong bài viết
- Sử dụng ảnh tự Design hoặc copy (có chỉnh sửa)
- Một chút Photoshop hoặc illustrator, Coreldraw để làm ảnh
- Tối ưu hình ảnh với Kích thước và dung lượng nhỏ nhất
- Tự cài đặt được các phần mềm, kiểm tra web để làm việc
- Thộc lòng giao diện Admin (Back-end) web đang quản trị.
Quản trị web nâng cao: Quản trị web nâng cao thì phức tạp hơn, bạn cần nắm rõ nhiều kiến thức chuyên môn, định hình được sự phát triển của website, đưa mọi thông tin trên web tiếp cận người xem tối ưu nhất.
- Nội dung chuẩn SEO, các thẻ Meta cần thiết
- Cực am hiểu Google Analytic, Search Console
- Thành thạo kiến thức và kỹ năng SEO mới nhất
- Hình ảnh design riêng biệt, độ phức tạp cao
- Kỹ năng quản trị máy chủ của web, xử lý lỗi phức tạp
- Digital maretking, quảng cáo Google Ads, Facebook Ads
- Xây dựng các kênh Mạng xã hội (trên 20 Soical nổi tiếng)
- Thiết lập được hệ thống web vệ tinh, xây dựng chân rết cho web chính
Những nguyên tắc sống còn để thành nghề webmaster việt nam
1 – Luôn backup website hàng ngày
Backup web là việc bất kỳ Quản trị viên nào phải biết, từ cơ bản đến nâng cao. Các dịch vụ máy chủ hiện nay, đa phần họ đều tự động backup cho bạn, nếu không có – hãy chuyển nhà cung cấp ngay! Phải chọn dịch vụ hosting có backup mà sử dụng.
Backup online chưa đủ, hàng tuần, bạn nên vào máy chủ download full phần backup về máy tính cá nhân, lưu vào đâu an toàn nhất. Vẫn chưa đủ, nên sử dụng Google Drive để sao lưu dữ liệu. Đây là điều tối quan trọng vì không ai biết điều gì sẽ đến trong ngày mai: thiên tai, hỏa hoạn,…
Với các web bán hàng, dữ liệu sản phẩm và link Danh mục sản phẩm tối quan trọng! Nó liên quan đến SEO nên bạn cần backup thật kỹ nhé, vài ba nơi cho chắc chắn. Rất nhiều nhà cung cấp máy chủ đã làm mất dữ liệu người dùng do sự cố, hãy tự lo cho bản thân mình.
2 – Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ
Với các web Doanh nghiệp thì việc làm lại web đơn giản, nhưng với Blog hay web bán hàng, việc đó là rất phức tạp. Không nên sử dụng 1 website duy nhất cho việc bán hàng.
Quy tắc “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ” được nhiều quản trị viên áp dụng, nó cần, rất cần:
- Tạo ít nhất 2 website song song nhau, trên 2 tên miền khác nhau, máy chủ 2 nơi khác nhau.
- Update nội dung vào web chính, web phụ cứ update từ từ, phòng bất trắc – nếu có.
- Web bán hàng: cần sao lưu toàn bộ web mỗi tuần, tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.
- Nếu có nhiều nhân lực, hãy mở rộng mô hình bất kỳ khi nào có thể, đừng ôm 1 mơ ước.
Lưu ý: Không Spam web dạng 2 website giống hệt nhau, bạn sẽ tự hại mình với Google đấy!
3 – Luôn lưu trữ những gì đã làm
Sao lưu và giữ lại toàn bộ những nội dung, hình ảnh bạn đã làm. Lưu vào máy tính cá nhân hoặc các dịch vụ lưu trữ đám mây (cloud). Mất chút phí hàng năm nhưng đảm bảo bạn có thể quay lại toàn bộ data khi cần.
Đôi khi, giữ lại những gì bạn đã làm để làm kỷ niệm – cũng có thể, nhưng đôi khi nó cứu bạn qua những sự cố lớn đấy. Mình đã bị mất data của web bán hàng 21k sản phẩm (hai mươi mốt nghìn link sản phẩm), không kịp lưu lại máy, mất gần 1 năm công sức update + SEO, phải làm lại gần như từ đầu – đó là bài học để đời cho mình, hy vọng không ai dính.
4 – Xác thực thông tin chính xác
Trước khi đăng tải thông tin cố định – không phải do bạn sáng tạo ra, nên tìm hiểu nhiều nguồn để xác thực thông tin và các con số chính xác. Điều này rất quan trọng, nó giúp Trust web bạn tăng cao và tôn trọng người dùng.
5 – Không spam nội dung, hình ảnh
Việc copy hình ảnh từ internet là điều khó tránh khỏi, nên copy có chọn lọc và tôn trọng tác giả (ghi nguồn chẳng hạn). Việc spam hình hảnh hoặc nội dung làm giảm chất lượng web, khách xem sẽ thoát sớm – điều không Quản trị viên nào muốn.
Chịu khó tìm hiểu các giao diện quản trị khác nhau, càng nhiều loại càng tốt. Có thể web bạn quản trị dạng này, web kia lại quản trị dạng khác, có nhiều lắm. Web tự code quản trị khác các mã nguồn mở như WordPress, khác Drupal, khác Magento, khác Opencart,…
6 – Không vi phạm quy tắc SEO
Cái này hơi mở rộng nhưng cũng cần. Với anh em đã làm SEO sẽ thấu hiểu việc bị phạt nó đau đớn nhường nào, thực sự là gần với cảm giác tuyệt vọng đấy.
Hãy chăm sóc website như chính bản thân bạn, làm nó sạch đẹp nhất có thể – thành quả sẽ tự đến với bạn và tương lai website sẽ luôn rực sáng. Công việc quản trị web không vất vả nhưng cần kiên trì, sáng tạo.
Những thủ thuật SEO cần tránh cho người quản lý website
Ví dụ như Google có đến hàng trăm yếu tố trong thuật toán xếp hạng trang Web. Hơn nữa, các máy tìm kiếm coi thuật toán là ưu tiên hàng đầu bởi hai lý do chính :
- Họ không muốn đối thủ biết họ đang làm gì.
- Họ không muốn các webmaster hay các spammers thiết kế web, áp dụng các thủ thuật SEO một cách lạm dụng để có hạng hạng cao
Còn một lý do khác khiến cho nghề SEO trở nên phức tạp là các lý thuyết SEO, kinh nghiệm SEO thay đổi chóng mặt trong những năm gần đây. Những thủ thuật SEO mà Webmaster, các chuyên gia SEO áp dụng trong những năm trước đây không còn áp dụng được cho thời điểm hiện tại.
Sự thay đổi diện mạo Web dẫn đến sự thay đổi môi trường và các thuật toán của máy tìm kiếm một cách liên tục đã khiến cho nghề SEO trở nên phức tạp hơn. Rất nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề vẫn còn được coi là bí hiểm trong nghề SEO. Bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp cho các bạn 10 thủ thuật SEO đã lỗi thời và cần tránh. Chúng tôi hi vọng đưa ra vài lý giải ngắn gọn những người làm SEO, các Webmaster.
Dựa vào từ khóa trong thẻ MetaTags Keywords
Đây là điều cấm kỵ đầu tiên mà lý do đơn giản bởi vì các máy tìm kiếm đã không còn dựa vào thẻ MetaTags Keywords để xác định nội dung của trang Web từ hơn 3 năm nay. Thay vào đó, các máy tìm kiếm sẽ phân tích nội dung được hiển thị cho người dùng để xác định nội dung và phân loại, qui định thứ hạng cho trang. Những phần văn bản ẩn đối với người dùng, như MetaTags Keywords, đã không còn có ý nghĩa từ vài năm trở lại đây bởi chúng bị các Spammer lạm dụng quá mức. Tuy nhiên một số máy tìm kiếm vẫn dùng đến thẻ Meta Tags này với trọng số rất thấp. Vì vậy bạn hãy đặt vào trong thẻ Meta Tags này những từ khóa chính (như sau), rồi sau đó hãy quên chúng đi.
Trong khi đó, thẻ Meta Title – cung cấp thông tỉn thuật hiện cho người dùng, lại là một trong những thủ thuật SEO quan trọng nhất của việc làm SEO. Nó giúp bạn cải thiện đáng kể thứ hạng của trang.
Ngoài ra bạn cũng nên khai đầy đủ và chính xác thẻ Meta Description so với nội dung của trang. Thẻ Meta Description không giúp bạn cải thiện trực tiếp thứ hạng trang, nhưng nó giúp Google xây dựng snippets gắn kết với nội dung trong trang kết quả tìm kiếm. Trong khí đó Yahoo lại sử dụng thẻ description này trong trang kết quả tìm kiếm trong một số trường hợp. Việc này làm tăng tỷ lệ nhắp chọn CRT. Và vô hình chung, thẻ Meta Description cũng tham gia gián tiếp vào việc tăng chất lượng và tăng thứ hạng Website của bạn.
Nhồi nhét từ khóa vào trong phần text ẩn
Chiếm vị trí thứ hai bởi nó sẽ khiến cho Website của bạn bị phạt, cấm hoặc xóa khỏi danh mục chỉ số. Việc chèn các từ khóa với font chữ cực nhỏ, cùng màu sắc với font chữ nền hay vượt khỏi cửa sổ của trình duyệt hay thậm chí sử dụng các kỹ xảo SEO CSS HTML cũng là những thủ thuật SEO cấm kỵ. Các thuật toán của Google đã khá hoàn thiện trong việc phát hiện ra các kỹ xảo SEO này. Và việc bị trừng phạt là khó tránh khỏi nhất là khi việc chống spam đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều máy tìm kiếm (Google, Yahoo).
Mua bán liên kết
Đây là một trong những cách thức rất phổ biến và được vận dụng rộng rãi bởi các Webmaster và những người làm SEO. Đặc biệt ở Việt Nam, khi mà chỉ số thông lượng truy cập Alexa được người dùng đánh giá cao và người ta nghĩ rằng việc liên kết, mua bán, trao đổi liên kết sẽ mang lại lượng truy cập cho Website. nhiều Webmaster Việt Nam vẫn coi trọng lượng truy cập trực tiếp mang lại từ việc trao đổi link hơn là lượng truy cập gián tiếp từ các máy tìm kiếm thông qua thứ hạng của Website.
Vấn đề là, việc trao đổi liên kết làm sai bản chất đường dẫn URL “tự nhiên” và nó sẽ khiến kết quả tìm kiếm không còn chuẩn xác với truy vấn của người dùng (Ghi nhớ là thứ hạng trang Web cũng phụ thuộc nhiều vào đường dẫn URL bên ngoài trỏ đến trang). Và các máy tìm kiếm, đặc biệt là Google, trong nỗ lực cải thiện kết quả tìm kiếm hữu ích cho người dùng, sẽ tìm cách chống lại việc mua bán liên kết và họ rất ưu tiên việc này. Matt Cutts, kỹ sư của Google cũng đã khẳng định rằng các thuật toán của Google đã rất hoàn thiện trong việc phát hiện các liên kết đựoc mua bán. Thông thường, Google sử dụng ba phương pháp sau để xác định việc mua bán liên kết này :
Thuật toán sẽ tìm kiếm theo mẫu khả nghi, ví dụ như các từ dạng “quảng cáo”, “tài trợ” nằm ngay gần liên kết. Nó cũng có thể tìm ra một nhóm các liên kết rời rạc không có liên quan gì tới chủ đề trang có chứ liên kết này.
Thất thoát thứ hạng PageRank
Đây là một trong những lời khuyê tâm đắc nhất bởi đơn giản nó là điều mà rất nhiều các Webmaster không hiểu được. Đặc biệt trong bối cảnh của Việt Nam, người quản trị Website, hay quản trị nội dung thường vì cái vòng luẩn quẩn của quyền tác giả nhiều hơn là khía cạnh SEO, nên rất “hà tiện” trong việc đặt liên kết tới các trang Web khác.
Cách hiểu sai lầm của những người làm SEO là khi trang Web liên kết tới các trang bên ngoài thì PageRank của trang đó sẽ bị “chia nhỏ” và “thất thoát” sang các trang khác. Thế nhưng thế giới đã thay đổi. PageRank chỉ còn là một chỉ số thông thường trong xếp hạng trang Web thôi.
Vì vậy bạn hãy thiết lập tăng cường liên kết tới các trang tương đồng nội dung, việc này tăng cường độ tin cậy thông tin trên trang Web của bạn.
Tham gia hệ thống trao đổi liên kết
Lại là một việc làm khá cũ nhưng không còn hiệu lực tí nào. Máy tìm kiếm muốn liên kết giữ đựoc bản chất “tự nhiên”, trích dẫn khi cần cung cấp thông tin, công cụ. Trong khi đó, việc trao đổi liên kết lại thể hiện sự đổi trác và chúng rất dễ dàng bị phát hiện.
Website bằng Flash
Về mặt mỹ thuật, một trang Web trình bày hoàn toàn bằng Flash có thể rát bắt mắt, nhưng chắc chắn khó mà có thể có thứ hạng cao trên máy tìm kiếm. Như trong bài viết SEO Flash Website cho Google thì dù các máy tìm kiếm có thể đọc và đánh chỉ số Flash, nhưng khó mà thấy một trang Web Flash nào lại có thứ hạng cao đối với các từ khóa nóng, có tính cạnh tranh cao. Một trong những lý do đơn giản là Google thích text. Và nếu bạn trình bày trang với nhiều text thì Flash chỉ dừng lại ở việc cung cấp các hiệu ứng hình ảnh.
Sử dụng quá nhiều JavaScript
JavaScript có thể rất hiệu quả trong thiết kế Website. Nhưng vấn đề là Google sẽ gặp khó khăn để hiểu mã nguồn javascript. Dù hiện nay và trong tương, Google đã và sẽ nỗ lực nhiều hơn nhưng việc sử dụng JavaScript sẽ vẫn thiếu hiệu qua trong việc liên lạc với máy tìm kiếm.
Để tối ưu, những người làm SEO thường tách rời riêng JavaScript, còn trong trường hợp phải sử dụng, bạn hãy chèn file (include) hoặc dùng CSS để thay thế trong phần tiêu đề hoặc thân của Website. Hãy giúp máy hiểu được nội dung chính của trang và đánh chỉ số chúng dễ dàng, như thế, tất cả mọi người đều được lợi
Kỹ thuật Cloaking
Đây là kỹ xảo SEO “mũ đen” nhằm hiển thị nội dung khác cho bọ tìm kiếm so với người dùng thường. Đây là một kỹ thuật khác cũ được nhiều spammers sử dụng trong những năm trước.
Các máy tìm kiếm ngày nay phát hiện dễ dàng trò gian lận này bằng cách gửi đi thường ký các bọ tìm kiếm mới với mục đích phát hiện cloaking. Có rất nhiều kỹ thuật cloaking, lừa các bọ tìm kiếm mà không thể liệt kê hết trong gìới hạn của bài viết. Tuy nhiên chúng đều sớm muộn bị phát hiện. Đây là một thủ thuật SEO “black hat” cần tránh.
Trong trường hợp bị phát hiện, trang Web liên quan sẽ bị cấm. Vì thế bạn không nên sử dụng kỹ thuật này. Hãy giả quyết vấn đề bằng cách kỹ thuật khác. VD: Redirection Permanent Link – Redirect 301 hoặc Redirection với .htaccess.
Các tìm kiếm liên quan:
- webmaster tool là gì
- webmaster là gì
- webmaster tool submit
- login webmaster tools
- webmastertool vi
- webmastertook
- google search console là gì
Nội dung liên quan:
- Cách sản xuất Podcast
- 10 mẹo để tránh bộ lọc thư rác và tiếp cận hộp thư đến của người đăng ký
- Sự trỗi dậy của nội dung tin cậy