Website là gì? Tìm hiểu định nghĩa và ứng dụng thực tế của website
Website là gì? Website là một tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP. Vậy website cấu tạo từ đâu, những tiện ích mà website mang lại là gì?
Tập tin HTML này sẽ chứa toàn bộ các nội dung về hình ảnh, video, văn bản,…và nó nằm trên cùng một tên miền (domain). Tên miền này sẽ được lưu trữ trên hosting (máy chủ). Khi có bất kỳ truy vấn nào với website, server sẽ trả về những kết quả tương ứng với yêu cầu đó.
Không khó để thấy rằng các website đang có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống hiện đại. Đặc biệt cùng với sự phát triển của smartphone, website ngày càng đem lại cho con người nhiều ứng dụng nổi bật hơn bao giờ hết.
1. Mối liên hệ giữa website và đời sống là gì ?
Đầu tiên có thể kể đến trong cuộc sống của chúng ta ngày này. Website giúp cho người dùng có thể tìm kiếm được những thông tin, kiến thức mà họ mong muốn. Bạn không cần phải tốn công tra cứu từng tài liệu nhờ sự phát triển của website Vì các website đã có đầy đủ những gì mà bạn cần. website là gì
Trước đây ta phải mua và đọc báo buổi sáng để cập nhật thông tin hàng ngày. Giờ đây chỉ cần vài “cú click” trên các web tin tức là bạn đã được cập nhật. Trước đây bạn đi mua truyện, sách để đọc, giờ đây chỉ cần “click” bạn đã có thể xem chúng. Xem phim ư? Hoàn toàn không cần phải đợi từng ngày để được chiếu trên tivi nữa. Các dịch vụ phim trực tuyến để hoàn toàn chiếm lĩnh được thị hiếu xem phim của người dùng rồi.
2. Liên hệ giữa kinh doanh với website là gì?
Ngoài những mục đích trên website còn mang lại lợi ích lớn trong kinh doanh. Những trang thương mại điện tử là ví dụ điển hình cho ảnh hường của website tới kinh doanh. Nó tạo “cơn nghiện” mua sắm cho người tiêu dùng và đáp ứng chúng. Nay website là công cụ đưa doanh nghiệp tiếp cận với người dùng một cách nhanh chóng hơn. Ngày nay, khi chúng ta muốn tra cứu về một sản phẩm của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Chúng ta chỉ cần tìm kiếm thông tin trên các website là đã có được những thông tin cần thiết. Và đó chính là cách doanh nghiệp tiếp cận được với người dùng.
Những hình thức, phân loại và thành phần cấu tạo nên website là gì?
1. Website hiện nay có hai hình thức chính: Website tĩnh và website động
Website tĩnh là gì? Website tĩnh (static website) là website mà người quản trị không thể tùy ý thay đổi nội dung, hình ảnh. Cần phải có những kiến thức cơ bản về HTML thì mới có thể tùy chỉnh được. Các website tĩnh này hoàn toàn được viết bằng HTML và CSS. Và bạn có thể thêm vào các tùy chọn Javascript nếu muốn.
Website động là gì? Dynamic website là website được viết kèm theo một bộ công cụ quản trị. Người quản trị nội dung có thể dễ dàng thay đổi các nội dung trên trang. Các website này được thiết kế bởi các lập trình viên. Họ đảm bảo sao cho nó có thể dễ dàng cập nhật và thay đổi thường xuyên.
2. Những thành phần cấu tạo nên website là gì?
- Các website nói chung bao gồm những thành phần cơ bản sau:
- Tên miền (domain): Được xem là địa chỉ website. Giả sử như website là một cửa hàng thì tên miền chính là tên địa chỉ của cửa hàng đó. Do đó để truy cập website, bạn phải gõ địa chỉ tên miền trên trình duyệt để có thể đi đến được với website đó.
- Web hosting: Sau khi đã có tên miền. Công việc tiếp theo của bạn đó chính là thuê một máy chủ. Đó được gọi là web hosting. Máy chủ sẽ lưu trữ tất cả các thông tin, hình ảnh và tài liệu của website để từ đó có thể đưa ra được những kết quả phù hợp với truy vấn của người dùng.
- Source Code: Đây được xem là mã nguồn của website. Nếu tên miền là địa chỉ, web hosting chính là mảnh đất thì source code chính là phần gạch và bê tông để xây nên website. Và bạn đã có một website, chính là một ngôi nhà hoàn chỉnh.
3. Website được phân loại như thế nào?
Với sự đa dạng về nhiều hình thức website hiện nay, bạn có thể dễ dàng phân loại website theo những tiêu chí sau đây:
Theo nhu cầu: Tùy vào nhu cầu mà website sẽ được thiết kế đáp ứng nhu cầu đó. Có khách hàng tìm đến website để đọc tin tức thì sẽ có những website tin tức (hay còn gọi là trang tin, báo điện tử). Hiện nay các website ở Việt Nam như vnexpress, 24h, zing,…đều là những trang tin phổ biến hiện nay. Cũng có khách hàng tìm đến website để xem phim, xem video thì các website chuyên đăng tải video sẽ đáp ứng cho bạn nhu cầu đó. Ngoài ra có có các website thương mại điện tử để bán hàng, website giới thiệu công ty doanh nghiệp,…
Theo công nghệ: Tiêu chí này thường dựa vào source code. Một số website dùng source code đóng (tức là phải tự code tay). Cũng có những website dùng nền tảng mở (phổ biến như WordPress, Wix) để tự mình thiết kế nên một website hoàn chỉnh. Cách này thường áp dụng đối với người dùng không dùng không biết code. Thế nhưng nếu bạn có nhu cầu mở rộng website hơn thì cần nên áp dụng những công nghệ khác để đem lại trải nghiệm ưng ý hơn cho người dùng.
Các bước xây dựng và bảo mật website chuẩn
Tùy vào hình thức, nhu cầu của một website thế nào mới có những bước tạo lập khác nhau.
1. Những bước chuẩn để có thể tạo lập được những website hoàn chỉnh
- Bước 1: Mua tên miền, thuê hosting. Bạn có thể mua tên miền và thuê hosting tại những công ty cung cấp dịch vụ internet uy tín.
- Bước 2: Lên bảng demo thiết kế website. Thông thường các UI/UX design sẽ đảm nhận phần này. Nếu bạn sử dụng những nền tảng có sẵn như WordPress thì đừng lo. Bạn cũng đã có những kho theme WordPress đa dạng cho bạn có thể lựa chọn.
- Bước 3: Các front-end developer sẽ tiến hành cắt HTML từ bản thiết kế. Sau đó tùy chính website theo yêu cầu của website owner. Cùng với đó, các back-end developer sẽ làm việc với các dữ liệu để website vận hành hiệu quả.
- Bước 4: Sau khi website đã hoàn thành được phần demo. Các tester sẽ tiến hành kiểm tra dò các lỗi (bug). Để sau đó các developer sẽ tiến hành fix lại cho phù hợp.
- Bước 5: Sau khi tất cả các lỗi được được fix sau. Website sẽ được tiến hành launch trên server và bắt đầu đi vào phục vụ người dùng.
Tất nhiên đó chính là các bước đơn giản. Trong mỗi bước sẽ có nhiều bước nhỏ khác. Do đó các đội ngũ lập trình, thiết kế website thường sẽ có những người quản trị dự án riêng để thiết lập nên những quy trình và điều phối các công việc của nhóm để hoàn thiện website hoàn chính.
2. Làm gì để bảo mật tối đa cho website của bạn?
- Sử dụng mật khẩu mạnh và thường xuyên thay đổi chúng
- Liên tục cập nhật các bản vá lỗi cho website, cập nhật các plugin.
- Tạo các bản sao lưu thường xuyên để đề phòng sự cố
- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Có kế hoạch quét virus định kỳ
- Cài đặt sử dụng các theme, plugin có nguồn gốc rõ ràng. Sử dụng các phần mềm, plugin bảo mật
- Sử dụng website tại các nhà cung cấp lớn, có uy tín. Website được triển khai chính sách xác thực bảo mật thông tin khách hàng tốt. Đặc biệt cần có xác minh 2 bước cho tài khoản quản trị.
- Cài đặt SSL để hạn chế bị hacker tấn công, ăn cắp thông tin. Nó cũng giúp tăng cường thứ hạng tìm kiếm trên Google cho website của bạn.
- Sử dụng các hosting chất lượng cao. Sẽ là một lợi thế tuyệt vời cho website của bạn hoạt động ổn định.
Tại sao mọi doanh nghiệp cần phải thiết kế website?
1. Website – văn phòng thứ hai của mọi doanh nghiệp.
Văn phòng trong thực tế là nơi để thực hiện các giao dịch của doanh nghiệp. Qua đó để thể hiện được bộ mặt của doanh nghiệp, để doanh nghiệp gây ấn tượng với khách hàng. Thì website cũng được ví như là một văn phòng thứ hai của doanh nghiệp trên Internet. Qua website, khách hàng đã có thể cập nhật được những thông tin về doanh nghiệp. Sản phẩm, dịch vụ của bạn cũng từng đó mà tiếp cận tới khách hàng nhiều hơn. Phong cách thiết kế ấn tượng cũng sẽ tạo nên dấu ấn của bạn trong lòng khách hàng. website là gì
2. Website khẳng định doanh nghiệp là ai? Cung cấp gì?
Khách hàng có nhu cầu tìm kiếm thông tin sản phẩm, dịch vụ hành động đầu tiên của họ là tìm kiếm trên Internet. Website chính là một công cụ chính để bạn cạnh tranh và thu hút khách hàng. Không chỉ cần hiểu website là gì và có 1 website là chưa đủ. Bạn cần sở hữu một website chuyên nghiệp để thu hút khách hàng và cạnh tranh với đối thủ.
3. Website là nơi chứa các thông tin hữu ích
Mọi thông tin mà bạn mong muốn truyền tải đến khách hàng đều có thể thông qua website. Website đã được giải mã là một trang thông tin đặc biệt dành cho khách hàng. Tất cả mọi thông tin về doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm đến chương trình khuyến mãi, hướng dẫn sử dụng, chia sẻ bí quyết bạn đều có thể cập nhật trên trang web của mình. Mọi thông tin cần được thể hiện rõ ràng để thu hút đối tượng mà bạn nhắm đến.
4. Website là nơi bạn sẽ trao đổi với khách hàng 24/7
Điểm đặc biệt nhất của website là cho phép tương tác từ 2 phía khách hàng và doanh nghiệp. Website còn dùng để khảo sát khách hàng mình hay thu thập những đánh giá của khách hàng. Những thông tin nãy sẽ được hệ thống gửi về doanh nghiệp của mình. Từ những nguồn thông tin quý báu này, bạn đã có thể dễ dàng cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình sao cho phù hợp nhất với khách hàng mà không cần tốn quá nhiều thời gian, chi phí cho các cuộc khảo sát. website là gì
5. Website là một trong những yếu tố không thể thiếu cho Marketing
Internet không ngừng phát triển, Marketing Online trở thành thứ không thể thiếu cho doanh nghiệp. Nó thu hút khách hàng bên cạnh các phương pháp Marketing truyền thống. Để thực hiện được điều đó, chắc chắn không thể thiếu website. Doanh nghiệp cần sở hữu môt website chuyên nghiệp cho các kế hoạch phát triển, định hướng dài hạn.
- website là gì ví dụ
- tư vấn website là gì
- website là gì tin học 10
- quyền truy cập website là gì
- xây dựng website là gì
- thiết kế website là gì
- website là gì tin 9
- kinh doanh website là gì